CAO BÁ QUÁT, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP - Trang 21

Một vấn đề nữa, đó là:
Có người cho rằng Cao Bá Quát nổi dậy không phải vì thương dân mà chỉ
vì bất mãn cá nhân, trong số này có sử gia Trần Trọng Kim. Ông viết:
Cao Bá Quát có tiếng là người văn học giỏi ở Bắc Kỳ, mà cứ bị quan trên
đè nén, cho nên bức chí, bỏ quan về đi dạy học, rồi theo bọn ấy (Lê Duy
Cự) xưng là Quốc sư để dấy loạn ở vùng Sơn Tây và Hà Nội.
Có người lại cho rằng ông làm loạn là do bất mãn vì địa vị (quan điểm của
Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện), là do ông có tính tình ngỗ ngược, hay
chửi đời, bị nhiều người ghét (quan điểm của Cao Bá Nhạ trong Trần tình
văn [3]), của nhà văn Trúc Khê (trong Cao Bá Quát danh nhân truyện ký),
là do ông bị ám ảnh “cái mộng đế vương” (không rõ tác giả, tập san Bách
Khoa số 142, ra ngày 15 tháng 12 1962 tại Sài Gòn).
Có người lại cho rằng Cao Bá Quát không có ý "làm phản", mà chỉ là người
bị Tổng Đốc Nguyễn Bá Nghi vu cáo, vì hiềm riêng [4]. Trong số này có
Kiều Oánh Mậu, Phạm Văn Sơn.

Quan điểm của GS. Vũ Khiêu:
Chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư tưởng và hành động của
ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội và diễn biến trong cuộc đời ông.
Cao bá Quát là một trí thức xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo.
Những cảnh đói rét khổ cực ở khắp nơi hàng ngày day dứt ông làm cho ông
phải luôn suy nghĩ mong tìm ra cách giải quyết. Chế độ phong kiến hà
khắc, vua quan ngày một tỏ ra bất tài và nguy cơ mất nước cho phương
Tây đã khiến ông căm ghét triều đình nhà Nguyễn. Từ chỗ phê phán và
phản kháng nó (điều này rất dễ thấy trong thơ văn ông), ông đã tiến tới nổi
dậy đánh đổ nó...
Đây cũng phải là sự "nổi loạn", mà chính là sự phản kháng bắt nguồn từ
phẩm chất của ông.
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Có nghĩa:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.