CẬU BÉ ĐÁNH GIẶC CỜ ĐEN - Trang 15

Thế là, giữa buổi tối giông bão và mưa mù mịt ấy, hai kỵ sĩ dừng cương

ở Tháp Ma ven rừng thông, trong bóng tối một bóng đen nhảy vụt ra đỡ dây
cương, rồi bó đuốc thông bốc sáng, những nhát cuốc hạ tới tấp và tàn nhẫn
xuống nấm mồ vô tội. Những mảnh xương bị ném lên trời trong tiếng cười
sặc sụa hơi men của Quận He, Quận Hẻo.

III

Phạm Đình Trọng được tin báo rằng mả mẹ mình đã bị Quận Hẻo, Quận

He đào xới, vất xương đi, ông uất lên hét to một tiếng rồi ngất lịm. Tỉnh
dậy, ông rút kiếm vạch trời thề phải giết hai tên giặc đó, quyết không cùng
chúng sống ở đời.

Mấy trận sau, Trọng cất quân đánh quân Cầu và Phương tan nát, nhưng

bắt hụt kẻ thù. Hai tên bị ông chém rơi khăn, rách áo, thoát chết trận ấy, đều
lo sợ lắm. Cũng vì lẽ ấy, Quận Hẻo tạm xa Quận He, để chạy sang giữ làng
Thanh Linh (huyện Bình Xuyên, đất Thái Nguyên). Từ đó, Quận Hẻo mộ
thêm quân, tích thêm lương, lập lại đồn ở núi Ngọc Bội (giáp huyện Bình
Xuyên và huyện Tam Dương), lập đồn trong ở đất Hương Canh, lập đồn
ngoài ở đất Ức Kỳ, rồi nhân khi Phạm Đình Trọng bỏ lỏng, Quận Hẻo
ngang nhiên tự xưng là “Thuận thiên khởi vận đại nhân” làm cung điện, thu
các thứ thuế ở đất Tuyên Quang, thanh thế lừng lẫy trong ngót mười năm
trời, thành ra một nước riêng trong nước Việt vậy.

Trong khi ấy, năm Bính Dần (1746) Quận He bị Phạm Đình Trọng đánh

riết quá, sinh sợ hãi, vả quân lính thấy bị thua luôn, rủ nhau bỏ trốn rất
nhiều. Hễ nghe có binh tướng quân Phạm Đình Trọng sắp giết Nguyễn Hữu
Cầu để báo mối thù đào mả là chúng tán loạn xô nhau trốn, không lòng nào
chống cự nữa.

Thấy thế nguy, Quận He bèn cho người đem vàng bạc, gấm vóc, ngà voi,

sừng tê giác về đút lót cho Đỗ Thế Giai là một viên quan hầu cận xiểm nịnh
của Trịnh Doanh và quan nội giám là Nguyễn Phương Đĩnh để xin hàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.