Giai và Đĩnh được của tối mắt, liền hết sức nói với chúa Doanh. Trịnh
Doanh thấy đã mỏi mệt vì việc dẹp giặc, nhất là giặc Nguyễn Hữu Cầu, bèn
ưng thuận cho hàng và phong cho làm Hương Nghĩa Hầu, lại sai quan
Thiêm Tri là Nguyễn Phi Sàng đem tờ dụ ra bảo ông Phạm Đình Trọng
đừng đánh Nguyễn Hữu Cầu nữa.
Hôm ấy, Phạm Đình Trọng đang ngồi trên mình ngựa luyện binh trên bãi
cỏ gianh ven rừng, thấy sứ giả đến đọc dụ, ông vội xuống yên. Nghe xong
dụ Chúa, ông quắc mắt nhìn lên trời, tay nắm chắc thanh long đao, cất tiếng
sang sảng nói rằng:
- Những người làm tướng ở ngoài dẫu có mệnh vua, cũng có điều không
chịu. Ông vâng mệnh vua đi gọi giặc về hàng. Tôi vâng mệnh vua đi đánh
giặc, thì tôi cứ đánh.
Nói đoạn, ông phất cờ, gọi lính truyền cất quân đi ngay. Phạm Đình
Trọng cho thủ hạ tin cẩn các huyện Thanh Hòa, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại, Thượng
Hồng hợp nhất lại, đặt làm bốn cơ rồi giao cho họ cai quản.
Ở Phủ Liêu, bọn nghịch tuần Đỗ Thế Giai Nguyễn Phương Đĩnh, vốn
không ưa Trọng, bèn nhân lấy cớ ấy mà dèm với chúa Trịnh Doanh rằng
Trọng có ý mộ thêm quân mưu phản. Nhưng Trịnh Doanh vốn biết Trọng là
người trung thành, nên không nói gì đến việc ấy, lại làm một bài thơ sai
người đưa ra cho ông để ông được yên lòng.
Nguyễn Hữu Cầu tuy đã xin về hàng, nhưng vẫn cứ cướp phá các nơi,
sau lại về phá ở đất SơnNam. Phạm Đình Trọng cất binh đánh Quận He ở
đất Cẩm Giàng (gần Hải Dương), Quận He lại thua chạy suýt chết. Quận
He bàn với quân tướng rằng:
- Ta vừa mới thua, ắt có tin về kinh, chắc không ai phòng bị, nay ta lẻn
về đánh có lẽ được.