CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 23

nghiệt và khủng bố ở các quốc gia họ đã bỏ trốn. Họ đã tìm thấy
đời sống mới trên Vùng đất Israel. Họ hy vọng.

Xã hội Israel đã giúp những người nhập cư hòa nhập trên cơ sở

bình đẳng, mặc dù dưới những áp lực kinh tế khủng khiếp của thời
kỳ hậu độc lập, và ngay cả khi chính phủ Israel buộc phải tiến hành
chính sách thắt lưng buộc bụng và chia khẩu phần. Tuy nhiên, sau
đó đã phát sinh khiếu nại rằng quá trình hội nhập là cưỡng chế và
có sự phân biệt đối xử giữa các sắc dân. Điều này đã trở thành một
vấn đề chính trị và văn hóa khá nóng bỏng vào những năm 1980,
tuy nhiên sau đó nó đã nhạt dần với sự ra đời của một thế hệ mới
hòa nhập hơn và thường thông qua việc kết hôn giữa các sắc dân
nhập cư khác nhau.

Mặc dù Israel được định nghĩa là một nhà nước Do Thái, nó lại hoạt

động giống như một quốc gia Trung Đông truyền thống đa
nguyên – với một tôn giáo nhà nước và các nhóm thiểu số tự trị một
phần – hơn là một nhà nước châu Âu dân tộc chủ nghĩa (mono-
nationalist) của thế kỷ 20 đã xóa bỏ tất cả các nhóm thiểu số trong
quá trình cưỡng bức đồng hóa. Ở Israel, mỗi cộng đồng tôn giáo có
quyền kiểm soát đối với các vấn đề riêng của cộng đồng mình
về tình trạng cá nhân, có quyền duy trì văn hóa, tôn giáo, và, ở một
mức độ nào đó, tự chủ về tư pháp.

Hệ thống nhà nước theo mô hình này của Israel, cũng như cách

tiếp cận với tôn giáo nói chung, được thể hiện trong sự tồn tại của
năm hệ thống trường học: hệ thống các trường nhà nước-thế tục,
hệ thống các trường nhà nước-tôn giáo (Datim, hoặc Chính Thống
hiện đại), hệ thống các trường Haredi (Chính Thống truyền
thống), hệ thống các trường dùng ngôn ngữ Ả Rập (cho những
người nói tiếng Ả Rập), và Shas

(5)

(các trường cho những người ủng

hộ đảng chính trị này, chủ yếu là cho người Do Thái Mizrahi nghèo).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.