nhường chỗ cho những tập quán mới mang tính cá nhân, vật chất
hơn, điển hình của xã hội phương Tây. Đồng thời, đến lúc này người
dân Israel cũng đã hội nhập và trở nên đồng nhất hơn mặc dù có sự
đa dạng hiện diện trong ba khuôn khổ: Ashkenazic
, tôn
giáo-thế tục, và Do Thái-Ả Rập.
Những sự phát triển xã hội này đồng thời xảy ra với (nhưng tương
đối không liên quan) cuộc tranh luận quan trọng nhưng không chính
thức giữa những năm 1967 và 1993 về việc làm thế nào để đối phó
với xung đột Ả Rập-Israel đang diễn ra. Trong Cuộc chiến Sáu ngày
năm 1967, Israel đã chiếm Bán đảo Sinai và dải Gaza từ Ai Cập, Bờ
Tây và Đông Jerusalem từ Jordan và Cao nguyên Golan từ Syria. Phe
Chính trị cánh tả (Political left – cấp tiến) của Israel cho rằng các
quốc gia Ả Rập và Palestine (mặc dù không nhất thiết Tổ chức Giải
phóng Palestine, PLO
) một ngày nào đó sẽ đàm phán nghiêm túc
và khi điều đó xảy ra, Israel nên trả lại những vùng lãnh thổ đã
chiếm được sau Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967 để đổi lấy hòa
bình.
Ngược lại, Phe Chính trị cánh hữu (Political right – bảo thủ) của
Israel cho rằng một đề nghị hòa bình chân chính sẽ không bao giờ
xảy ra và do đó Israel nên xem những vùng lãnh thổ này như một
phần của di sản Do Thái và hỗ trợ định cư cho người Do Thái ở đó.
Phe Chính trị trung tâm (Political centre) là phe trung dung đứng
giữa, kết hợp sự thiếu lòng tin của cánh hữu vào giá trị của các cuộc
đàm phán với người Palestine và các quốc gia Ả Rập, với sự khẳng
định của cánh tả rằng Israel nên giảm bớt sự hiện diện trong các khu
vực ở Bờ Tây. Theo cách tiếp cận này, phe Chính trị trung tâm ủng hộ
các hành động đơn phương như hàng rào Bờ Tây và kế hoạch đơn
phương rút quân của Israel song song với việc tiếp tục các hành động
quân sự như một phương tiện chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng
bố.