Sự đồng thuận cơ bản (trưng cầu ý dân) của quốc dân là chống
lại việc sáp nhập Bờ Tây, dải Gaza, hoặc Sinai, trong khi nhiều người,
trong đó có nhiều người thuộc phe tả, ủng hộ sáp nhập Đông
Jerusalem và Cao nguyên Golan vào Israel.
Bất kể quan điểm nào về việc cho phép hay khuyến khích định
cư Do Thái tại các vùng lãnh thổ chiếm được, không phe nào trong
chính trị Israel cố gắng hết sức để ngăn chặn nó. Sau hết, cả hai
phe đều lập luận rằng nếu như có một thỏa thuận hòa bình nào đó
trong tương lai, thì các khu định cư vẫn có thể được tháo dỡ. Và chừng
nào mà Israel không đạt được bất cứ một cuộc đàm phán hòa bình
nghiêm túc với người Palestine - đang được dẫn dắt bởi PLO - thì khó
mà có một quyết định nào khác cho tương lai.
Mặc dù tranh luận như vậy, mỗi khi xuất hiện một cơ hội hứa hẹn
để tìm kiếm khả năng cho hòa bình, chính phủ Israel không bao giờ
bỏ qua. Cơ hội đầu tiên đến khi Tổng thống Ai Cập Anwar al-Sadat
ý thức rằng, vì lợi ích của mình, Ai Cập nên chấm dứt các xung đột
với Israel. Menahem Begin, Thủ tướng Israel khi đó, đã háo hức đáp
ứ
ng tại Cuộc họp trại David vào năm 1978 bằng cách trao lại Bán đảo
Sinai cho Ai Cập và đồng ý dỡ bỏ các khu định cư Do Thái ở đó để đổi
lấy một hiệp ước hòa bình. Lãnh đạo của Chính trị cánh hữu của
Israel, Đảng Quốc gia (National Camp), đã chứng tỏ khả năng linh
hoạt rất thực dụng của chính phủ Israel trong cơ hội này.
Cuộc tranh luận nội bộ của Israel tiếp tục - nhưng chủ yếu vẫn là
thảo luận trong nghị trường - cho đến Hiệp định Oslo năm 1993.
Thỏa thuận Oslo 1993 là một thử nghiệm, mặc dù cũng là một rủi ro,
để xem hòa bình có thể đạt được hay không. Israel đã trao trả phần
lớn Bờ Tây và dải Gaza cho PLO. Ngược lại, cam kết của Nhà cầm
quyền Palestine, là phải ngăn chặn hoạt động của các nhóm cực đoan
chống lại Israel để chuẩn bị cho hòa bình và chấm dứt xung đột.