Trong khi Israel nghiêng về giải pháp hòa bình, các chính trị gia
và dân chúng Israel không chấp nhận quan điểm cho rằng một thỏa
thuận nhanh chóng là quan trọng hơn những rủi ro hoặc các điều
kiện kèm theo. Đây là sự thật mặc dù rằng - hay chính xác hơn bởi vì
- bản thân cuộc xung đột đã bước vào một giai đoạn mới. Thay vì phải
đối mặt với các chế độ và các phong trào dân tộc Ả Rập như kẻ thù
chính của mình, Israel hiện đang bị đe dọa bởi các thành phần Hồi
giáo cực đoan. Các lực lượng Hồi giáo cách mạng - trong đó có
Hezbollah và Hamas - và các chính phủ Iran và Syria cam kết sẽ hủy
diệt Israel và từ chối hòa bình dưới mọi hình thức.
Israel chủ yếu nhìn nhận rằng các biến động chính trị của thế
giới Ả Rập trong năm 2011, thường được ca ngợi ở phương Tây như các
phong trào dân chủ, chỉ là đánh dấu một bước tiến của cách mạng
Hồi giáo. Israel kết luận, nếu chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông
ngày một dâng cao, nhượng bộ sẽ làm nguy hiểm tăng gấp đôi, vì
nhượng bộ sẽ cung cấp thêm cho các kẻ thù chính của Israel các lợi
thế chiến lược.
Bên ngoài Trung Đông, Israel phải đối mặt với nhiều sự đối
kháng từ các phương tiện truyền thông và giới trí thức phương Tây.
Tuy nhiên, bức tranh không chỉ thuần là màu xám. Đất nước Israel
luôn duy trì được các mối quan hệ khá tốt với hầu hết các nền
dân chủ phương Tây. Và mối quan hệ của Israel với các cường quốc
như Nga và các quốc gia khác nổi lên từ Liên Xô cũ, Trung Quốc,
Ấn Độ và nhiều quốc gia thế giới thứ ba dường như tốt hơn
nhiều so với những thập niên trước.
Tình hình an ninh nội bộ của Israel cũng tốt hơn so với trong quá
khứ. Chiến lược của Israel chống lại Phong trào Intifada II (phong
trào nổi dậy của người Palestine chống lại Israel) trong những năm
2000 -2005, và chống lại các hoạt động xuyên biên giới từ Hamas (ở
dải Gaza) và Hezbollah (ở phương Bắc) đã đẩy tấn công khủng bố