CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 30

tưởng, như nhiều người nghĩ) đã bốc hơi. Hầu hết không còn tin
rằng chấp nhận rủi ro và nhượng bộ sẽ mang lại hòa bình. Đây là
một sự thay đổi bước ngoặt trong nhận thức của người Israel về tiến
trình hòa bình.

Bài học khác mà người Israel học được từ kinh nghiệm của tiến

trình hòa bình trong thập niên 1990 đến từ sự nhận thức về việc rũ
bỏ lời hứa của phương Tây. Hoa Kỳ và Châu Âu đã thúc giục Israel
phải nhượng bộ và chấp nhận rủi ro, nhấn mạnh rằng hành động
như vậy là cần thiết để chứng minh rằng Israel mong muốn hòa
bình. Israel được bảo rằng nếu lời đề nghị hòa bình thất bại,
phương Tây sẽ tăng cường hỗ trợ cho Israel, vì rằng các quốc gia
phương Tây khi đó sẽ hiểu rằng Israel không còn lựa chọn nào khác
ngoài việc bảo vệ chính mình và từ chối những nhượng bộ xa hơn
nữa.

Trong thực tế, điều ngược lại đã xảy ra. Mặc dù Israel đã rút

quân khỏi miền nam Lebanon và sau đó khỏi dải Gaza, mặc dù sự
hợp tác của Israel với Nhà cầm quyền Palestine, và những lời đề
nghị hòa bình chưa từng có của Israel (bao gồm đề nghị trả lại Cao
nguyên Golan và dải Gaza, phần lớn miền Đông Jerusalem, và gần
như toàn bộ Bờ Tây, cùng với việc sẵn sàng chấp nhận một nhà nước
Palestine độc lập), chỉ trích của phương Tây đối với Israel ngược lại
tăng lên sau khi tiến trình hòa bình thất bại, và sự ủng hộ của
phương Tây đối với Israel dường như giảm bớt.

Từ những kinh nghiệm của những năm 1990 và năm năm tiếp

theo của bạo lực và khủng bố của các nhóm cực đoan nhằm vào
Israel, Israel đã đạt tới một sự đồng thuận mới. Sự dịch chuyển quan
điểm của hầu hết phe cánh tả và cánh hữu về phe Chính trị trung
tâm đã định hình lại khung cảnh chính trị của Israel. Với những nghi
ngờ về sự quan tâm của khối Ả Rập (hoặc ít nhất là Palestine và
Syria) đối với giải pháp hòa bình và hoài nghi về thái độ của nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.