thiêng liêng hóa trong những ràng buộc mang tính tôn giáo. Để có khả
năng tiếp nhận Miền Đất Hứa và xứng đáng làm người chủ của nó,
dân Do Thái phải trải qua cuộc thanh tẩy trong đạo đức cùng thao
luyện trong gian khổ. Chính những trui rèn này trong 40 năm lưu lạc
tại hoang mạc đã giúp hình thành tính cách kiên cường và bất khuất
cho người dân Do Thái trong suốt chiều dài tiếp theo của lịch sử
4000 năm lập quốc gian truân của dân tộc mình.
Những sự kiện và mục đích của việc xuất hành về Miền Đất
Hứa trở thành tâm điểm và linh hồn của Do Thái giáo. Thiên Chúa
đã hành động để cứu dân tộc được Ngài chọn, khải thị
lãnh đạo Do Thái tôn danh và luật thiêng của Ngài, và cuối cùng, đã
giải thoát dân Do Thái khỏi vòng nô lệ một cách nhiệm màu, thoát
khỏi Ai Cập, đưa họ trở về Miền Đất Hứa Canaan. Những tư liệu
pháp lý liên quan đến sự kiện trên núi Sinai trở thành những tư liệu
quan trọng nhất trong Kinh Thánh Hebrew. Theo Sách Sáng Thế,
các nguyên lý căn bản của Do Thái giáo thực sự được mặc khải
tuần
tự theo dòng dõi các tổ phụ, từ Adam đến Jacob. Tuy nhiên, Do Thái
giáo thực sự được hình thành như là một tôn giáo chỉ khi Moses nhận
lãnh Mười Điều Răn trên núi Sinai, cùng với hệ thống tư tế và các
nghi thức thờ phụng tại Đền Thờ Jerusalem sau khi dân tộc này được
giải cứu khỏi Ai Cập.
Moses được mô tả trong Thánh Kinh là một lãnh tụ tôn giáo, người
công bố luật pháp, nhà tiên tri đầu tiên của Do Thái giáo. Ông được
xem là người viết Kinh Torah (năm sách đầu tiên của Kinh Thánh
Hebrew, còn gọi là Ngũ thư Moses) trong quãng thời gian 40 năm
trong sa mạc. Những mặc khải thiêng liêng này đã trở thành Điều
luật của Thượng Đế về lề luật đạo đức, xã hội, hiến tế, nghi lễ và
đã trở thành khuôn mẫu tiêu chuẩn trong cuộc sống và đạo đức của
người Do Thái.