Moses và Kinh Torah đã trở thành hòn đá tảng trong việc đặt
một nền móng tâm linh cho đất nước Israel ổn định và vững
chắc ngày nay.
Moses còn được coi là một thiên tài quân sự và là một vị anh hùng
dân tộc của người Do Thái. Buổi đầu sự nghiệp của ông khá giống
với vua Cyrus Đại Đế - vị Hoàng đế khởi lập Đế quốc Ba Tư
.
Ông cùng với vua Cyrus Đại Đế đều đóng vai trò vô cùng lớn lao
trong lịch sử của dân tộc mình.
Ngoài những Lề luật của Chúa, những năm tháng lưu lạc trong
hoang mạc Sinai đã đem lại cho người Do Thái hai định chế tôn giáo
khác, đó là Hòm Bia Giao Ước và Lều Hội Ngộ. Mười Điều Răn được
viết trên hai phiến đá và được đặt trong một hòm bằng vàng gọi là
“Hòm Bia Giao Ước”. Hòm Bia Giao Ước vì thế trở thành quan trọng
đối với người Do Thái vì nó nhắc nhở họ về lời giao ước của Thiên
Chúa rằng Ngài sẽ luôn luôn ở bên họ. Bởi vì dân Do Thái sống du
mục cho nên họ làm một cái lều di động gọi là “Lều Hội Ngộ”
(Tabernacle) mà họ có thể dựng lên bất cứ nơi nào như một chốn
linh thiêng để Thiên Chúa hiện diện. Lều Hội Ngộ chính là tiền thân
của Đền Thờ Jerusalem sau này. Tabernacle có kích thước 14x4x5m
được làm bằng khung gỗ, phủ vải gai dày màu xanh, tím và đỏ. Họ
đặt Hòm Bia Giao Ước trong cái Lều này, rồi mỗi ngày tập trung
quanh Lều để hiến tế và cầu nguyện. Đây là nơi sùng bái quan
trọng nhất đối với người Do Thái. Nhiều năm sau, khi người Do
Thái đã định cư yên ổn ở Canaan, vua David cho xây một đền thờ tại
Jerusalem để cất giữ Hòm Bia Giao Ước và thờ phụng Thiên Chúa.
Lều Hội Ngộ từ đó không còn nữa.
Suốt 40 năm lưu lạc trong hoang mạc, đã có lần đoàn người tới
được bên rìa Miền Đất Hứa Canaan. Nhưng những lần đó, dân Do
Thái chỉ nhìn thấy Miền Đất Hứa như một bóng mây, thoáng đến