phục một con đường độc nhất xuyên giữa các quốc gia rộng lớn và
hùng mạnh xung quanh. Thế kỷ này nối tiếp thế kỷ kia, ngàn năm
này sang ngàn năm khác, những cuộc hành quân lũ lượt đi qua nó: các
binh đội của vua Ai Cập, những đoàn bộ hành Ả Rập, xe trận từ
Assyria
, sau này người Ba Tư với
Cyrus
, Macedonia
với Đại đế Alexander và rồi tới lượt người
Hi Lạp, La Mã, Parthia.
Năm 922 TCN, sau triều đại Solomon, một cuộc nổi loạn chia
quốc gia Do Thái thành hai nước. Jeroboam, người không thuộc
hoàng tộc David, lãnh đạo cuộc nổi loạn của 10 bộ tộc phương Bắc lập
nên nước Israel lấy thủ đô là Samaria. Chỉ còn lại hai bộ tộc Judah và
Benjamin trung thành với hoàng tộc David làm thành nước Judah ở
phương Nam, nơi có Đền Thờ Jerusalem, lấy thủ đô là Jerusalem.
Vương quốc Israel [930 TCN – 720 TCN] phương Bắc chỉ tồn tại
được khoảng 200 năm. Năm 720 TCN, Vương quốc Israel bị Đế
quốc Assyria, một cường quốc ở vùng Mesopotamia (vùng Lưỡng
Hà) xâm chiếm, tọa lạc tại thượng nguồn sông Tigris với thủ đô là
Niniveh. Tất cả 10 bộ tộc của quốc gia phương Bắc bị giết, bị lưu
đày, và biến mất khỏi lịch sử. Vương quốc phương Nam Judah
[930 TCN – 586 TCN] tồn tại lâu hơn trong sự lệ thuộc vào người
Assyria rồi cuối cùng cũng bị các đạo quân xâm lăng Babylon hủy
diệt vào năm 586 TCN. Thành phố Jerusalem bị tàn phá, Đền Thờ
Jerusalem bị san thành bình địa, dân nước Judah hoặc bị giết hoặc bị
lưu đày sang Mesopotamia, đặc biệt là tới thủ phủ Babylon. Sự kiện
này đánh dấu sự kết thúc thời kỳ được sách vở gọi là “Đền Thờ thứ
nhất” [825 TCN - 586 TCN].
Cuộc đi đày ở Babylon mang lại một số thay đổi quan trọng như
Kinh Torah nổi lên với vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần
của người Do Thái; từ đây bắt đầu thời kỳ các học giả tôn giáo, các