nhà hiền triết trỗi dậy trở thành lãnh tụ tinh thần của người Do
Thái giáo.
Về việc phân chia giai đoạn, trong các sách lịch sử Do Thái,
khoảng thời gian từ năm 3000 TCN – 538 TCN được gọi là Thời Kỳ
Thánh Kinh, và bốn thế kỷ tiếp theo từ năm 538 TCN – 60 TCN
được gọi là Thời Kỳ Tự Trị Do Thái.
THỜI KỲ TỰ TRỊ DO THÁI [538 TCN -
60 TCN]
Năm 538 TCN, sau khi người Ba Tư chinh phục đế chế Babylon,
Hoàng đế Ba Tư là Cyrus đã ban hành chỉ dụ trả lại tự do cho người
Do Thái đang sống ở Babylon, cho phép họ quay trở lại đất tổ
Judah. Đền Thờ được xây dựng lại và cuộc sống của người Do Thái
trên đất Israel được khôi phục. Trong lần trở về này, gần 40
nghìn người Do Thái quay trở lại vùng đất Israel. Tuy nhiên, một số
lượng lớn người Do Thái vẫn tiếp tục ở lại Mesopotamia, nơi mà
trong các thế kỷ sau, là nhà của những cộng đồng người Do Thái
biệt xứ nổi bật nhất bên ngoài vùng đất Israel. Việc xây dựng lại
Đền Thờ Jerusalem mất khoảng 20 năm; lễ khánh thành Đền Thờ
vào năm 515 TCN đánh dấu bắt đầu thời kỳ mà sách vở gọi là
“Đền Thờ thứ hai”. Trong bốn thế kỷ sau đó, người Do Thái được
trao nhiều quyền tự trị dưới sự đô hộ của người Ba Tư và Hy Lạp.
Vào khoảng năm 500 TCN, Kinh Torah trở thành kinh sách căn
bản của Do Thái giáo dưới triều Solomon , đặt ra những lề luật
cho đời sống hàng ngày, giữ gìn văn hóa và lễ nghi Do Thái
cho mãi đến tận ngày nay. Đây là một trong những cột mốc
rất quan trọng trong lịch sử của Do Thái giáo.