kỷ 12, được coi là giai đoạn hoàng kim của lịch sử Do Thái trong đời
sống lưu lạc. Việc làm ăn buôn bán của người Do Thái được phát triển
mở mang, tất cả đều có mức sống cao, giáo dục cho tầng lớp trẻ
rất được quan tâm và để lại một di sản trí tuệ bền vững và xuyên
suốt qua nhiều thế kỷ sau này cho Do Thái giáo. Về sau, với sự sa
sút của những khu vực này do cuộc chinh phạt Trung Đông của người
Mông Cổ từ những năm 1220 tới những năm 1250, người Do Thái giáo
chuyển hướng mở rộng di cư sang khắp các nước khác của châu Âu.
Việc này kéo dài cho đến tận thế kỷ 13-15.
Riêng Tây Ban Nha, người Do Thái có mặt ở đây từ khoảng đầu
thế kỷ 1. Khi Đế quốc La Mã cải đạo sang Kitô giáo vào cuối thế
kỷ 4, người Do Thái giáo ở Tây Ban Nha được quyền lựa chọn giữa cải
đạo và trục xuất. Nước Tây Ban Nha Hồi giáo suy vong vào đầu
thế kỷ 8. Sự trỗi dậy tiếp theo của Kitô giáo dẫn đến khó khăn hơn
cho người Do Thái giáo. Những bách hại và cưỡng bức cải đạo tăng lên.
Hàng ngàn người Do Thái bị thảm sát năm 1391. Nhiều người chấp
nhận cải đạo sang Kitô giáo. Áp lực tiếp tục tăng lên cho đến năm
1492 khi vua Ferdinand phát ra sắc lệnh trục xuất người Do Thái
giáo và Hồi giáo khỏi Tây Ban Nha. Hàng ngàn người Do Thái một
lần nữa lại phải trốn sang Bồ Đào Nha, Ý, Marocco, Balkan và Thổ
Nhĩ Kỳ.
Trong suốt thời gian biệt xứ kéo dài mười mấy thế kỷ, hầu như
người Do Thái ở đâu cũng bị khinh bỉ và đàn áp xua đuổi, từ Tây Âu
Kitô giáo và Đông Âu Chính Thống giáo cho đến Trung Đông Hồi
giáo và ngay trên chính quê nhà ở Canaan.
Người dân Do Thái lưu lạc khỏi đất tổ Israel buộc phải chấp nhận
một khái niệm mới về Thượng Đế và những định chế thờ phụng
khác. Trước kia họ nghĩ Đức Jehovah là vị thần bản địa của họ, ngự
trong Đền thánh tại Jerusalem. Bây giờ thành phố Jerusalem bị tàn
phá, Đền Thờ bị san bằng, người dân sống rải rác đó đây trên