CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 61

DO THÁI DIASPORA (DO THÁI LƯU
VONG)

Có thể nói cuộc xâm lăng Israel của người Assyria vào năm 721

TCN đã khởi đầu phong trào tị nạn của người Do Thái sang các quốc
gia khác trên thế giới, hình thành nên các Cộng đồng Do Thái
Diaspora (Cộng đồng Do Thái lưu vong). Có người bị ép buộc. Có
người tự ý di cư. Dân tộc Do Thái lưu lạc, lang thang khắp Trung
Đông, Địa Trung Hải và châu Âu qua nhiều thế kỷ. Phong trào tị
nạn càng mạnh hơn vào cuối thế kỷ thứ nhất sau công lịch sau cuộc
nổi dậy của người Do Thái chống lại người La Mã bị thất bại và quân
La Mã phá hủy và san bằng Jerusalem.

Trong năm thế kỷ đầu tiên sau công lịch, trung tâm đời sống

của người Do Thái chuyển từ vùng đất Israel sang Mesopotamia.
Trong giai đoạn đầu thời Trung C

(16)

, vào thế kỷ 6 và 7, Babylon,

Baghdad và Tây Ban Nha là những nơi được ưa thích cho sinh hoạt Do
Thái giáo. Mặc dù sống lưu lạc, ở những nơi này, các hoạt động của
người Do Thái giáo trong việc nghiên cứu, thảo luận, bổ sung các điều
luật, giới răn, và xây dựng Pháp điển (Talmud) được diễn ra rất mạnh
mẽ.

Từ thế kỷ 8 cho đến 12, nhiều người Do Thái ở Mesopotamia và

Ba Tư di chuyển bên trong lãnh thổ các vương quốc Hồi giáo, nhất
là Yemen, Syria, Lebanon, Ai Cập, Maghreb. Người Do Thái ở Bắc
Phi định cư ở bán đảo Iberia rồi Sicily. Người Do Thái từ Đế chế
Byzantine định cư ở Nam Ý. Những làn sóng di cư Do Thái này tạo ra
các cộng đồng Do Thái thành thị nhỏ khắp thế giới. Nếu lấy bản
đồ thế giới, gắn đinh ghim đỏ lên những nơi có người Do Thái sinh
sống năm 1170 thì tấm bản đồ đó sẽ rực một màu đỏ từ Anh, bán
đảo Iberia cho tới Ấn Độ. Giai đoạn này, từ thế kỷ 8 cho đến thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.