này Kitô giáo. Kitô giáo cũng có một giao ước tương tự: Jesus là con
của Thiên Chúa xuống trần thế làm người và chịu chết để chuộc
tội thiên hạ. Ai tin Ngài sẽ được cứu rỗi, ai không tin sẽ bị đầy xuống
hỏa ngục đời đời. Người Kitô Giáo gọi giao ước này là Tân Ước (New
Covenant, New Testament) và gọi giao ước của Do Thái giáo là Cựu
Ướ
c (Old Testament).
Ngoài Giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc Do Thái, điều quan
trọng nhất là Moses đã biến Do Thái giáo của các tổ phụ thành một
“Tôn giáo của Luật”. Căn bản Thánh Kinh của Do Thái giáo là “Torah”
có nghĩa là “Luật” được tóm tắt trong 10 Điều Răn như đã nói ở
trên. Trong nhiều thế kỷ, người Do Thái giáo đã hướng về Thánh
Kinh để tìm nguồn cảm hứng và sự dẫn dắt, đến độ Do Thái giáo
được mệnh danh là tôn giáo của Lề luật và người Do Thái là dân tộc
duy nhất quan tâm đến sự vâng phục Lề luật của Thượng Đế.
Khác với các tôn giáo khác, người Do Thái không tìm cách phát
triển tràn lan tôn giáo của mình qua con đường truyền đạo như Kitô
giáo, Hồi giáo hay Phật giáo, mà luôn tìm cách giữ gìn sao cho Do
Thái giáo được “thuần khiết”. Chính vì vậy mà trong suốt gần
2000 năm lưu vong các giáo sĩ Do Thái giáo vẫn kiên tâm lặng lẽ giữ
gìn những giá trị truyền thống của Do Thái giáo và giúp các cộng
đồng Do Thái giáo gắn kết trong lòng tin không bao giờ suy suyển
vào Thiên Chúa.
Về mặt thần học, Do Thái giáo là một tôn giáo độc thần
(Monotheism) dựa trên những nguyên tắc và đạo đức đã được đề
cập trong Kinh Thánh Hebrew, và cũng được giảng giải kỹ trong sách
Talmud và các sách thánh khác. Trước khi Moses xuất hiện, tư tưởng
về một Thiên Chúa Duy Nhất chỉ có ý nghĩa ám chỉ mà thôi. Từ thời
Abraham đến thời Moses [2000-1250 TCN], người Semitic cổ
thờ
Elohim được hiểu là Thượng Đế duy nhất của người Do Thái và là
người sáng tạo nên vũ trụ như được nói trong Tanakh: “Lúc khởi đầu