Torah (Sách Lề luật) gồm năm cuốn, Nevi’im (các Sách Tiên tri)
gồm tám cuốn, và Ketuvim (các Sách Văn chương) gồm 11 cuốn.
Các sách văn chương có lẽ được viết trong hoặc sau thời kỳ lưu đày ở
Babylon, tức là từ thế kỷ 13 TCN cho đến thế kỷ 6 TCN.
Kinh Torah, hay còn gọi là Ngũ thư Kinh Thánh hay Ngũ kinh
Moses, là một cuốn kinh đặc biệt đối với người Do Thái vì nó chứa
đựng lời của Thiên Chúa ban truyền lại cho người Hebrew qua
Moses. Sự mặc khải thiêng liêng này đã trở thành Điều luật của Thiên
Chúa về đạo đức, xã hội, hiến tế và nghi lễ. Những lề luật này đã
tạo nên khuôn mẫu tiêu chuẩn trong cuộc sống, hành vi và đạo đức
của người Do Thái. Moses đã viết cuốn kinh này trong 40 năm lưu
lạc ở sa mạc. Kinh Torah còn có tên gọi khác là “Torah Viết” với hàm
ý là “Torah được viết ra”. Kinh Torah gồm năm cuốn sách đầu
tiên của Kinh Thánh Hebrew. Đó là Sách Sáng Thế (Genesis), Sách
Xuất Hành (Exodus), Sách Lêvi (Leviticus), Sách Dân Số
(Numbers), Sách Đệ Nhị Luật (Deuteronomy).
▪ Sáng Thế là cuốn sách mở đầu nói về lịch sử của vũ trụ,
nhân loại và đặc biệt là dân tộc Israel cho đến khi con trai thứ 12
của Jacob và gia đình sang Ai Cập. “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa
sáng tạo trời đất...”.
▪ Xuất Hành là cuốn sách tiếp theo nói về sự xuất hiện của
Moses và cuộc giải thoát của dân Do Thái khỏi Ai Cập, dưới sự dẫn
dắt của Moses. Những mặc khải của Thiên Chúa tại núi Sinai và
việc lập giao ước giữa Thiên Chúa với dân Do Thái thông qua
Mười Điều Răn để trở thành “dân tộc được Chúa chọn”.
▪ Lêvi là phần tiếp nối của Sách Xuất Hành, viết tiếp cụ thể
về những lề luật, qui định, nghi lễ và đạo đức dân Do Thái phải
tuân giữ để cụ thể hóa việc trở thành “dân tộc được Chúa chọn”.
Trọng tâm của cuốn sách này cũng nói về vai trò của hàng tư