CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 68

Thượng Đế (Elohim) sáng tạo nên trời và đất” (Sách Sáng Thế 1:1).
Sau này, khi Thượng Đế tỏ lộ danh xưng (tên riêng) là “YHWH” (gọi
là “Yahweh” hay “Jehovah”) cho Moses trên núi Sinai, thì tên gọi
Yahweh/Jehovah được dùng cho Thượng Đế trong ý tưởng thể hiện
sự gần gũi của Thượng Đế với con người. Đó là một Thượng Đế
hiện hữu, ghét cái ác và sẵn lòng cứu chuộc con người khỏi tội lỗi. Cho
tới đời Moses, tư tưởng Độc Thần Giáo vẫn chưa thực sự thành hình.
Phải đợi nhiều thế kỷ sau, khi các nhà thần học Do Thái đưa ra ý
niệm rõ ràng hơn về một Thiên Chúa Duy Nhất, lúc đó Độc Thần
Giáo mới thực sự ra đời.

KINH THÁNH HEBREW

Thần học Do Thái giáo đặt nền tảng trên Kinh Thánh Hebrew
(The Hebrew Bible hay còn gọi là The Jewish Bible). Kinh Thánh
(Bible) là thuật ngữ áp dụng cho các văn bản thiêng liêng của nhiều
niềm tin khác nhau, nhưng thường là từ các tôn giáo khởi nguồn từ
Abraham. Những người lãnh đạo của các cộng đồng này tin rằng
Kinh Thánh là các sách được linh truyền từ Thiên Chúa để thể hiện
lịch sử uy quyền trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của Ngài.
Thuật ngữ “Kinh Thánh” được chia sẻ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo,
tuy nhiên nội dung các sưu tập của họ về các văn bản kinh điển
không giống nhau.

Trong Do Thái giáo, Kinh Thánh Hebrew là thuật ngữ được các nhà

học giả Kinh Thánh dùng để viện dẫn Tanakh - là phần chung của
qui điển Kinh Thánh Do Thái giáo và Kitô giáo. Các tín đồ Kitô giáo
gọi là Cựu Ước để phân biệt với Tân Ước do các tông đồ của Chúa
Jesus (và những người thừa kế họ) viết ra. Từ “Tanakh” được tạo
thành từ những chữ đầu trong tiếng Hebrew của ba bộ sách: Torah
(Sách Lề luật), Nevi’im (các Sách Tiên tri) và Ketuvim (các Sách Văn
chương
). Toàn bộ Kinh Thánh Hebrew có 24 cuốn sách, trong đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.