như các phương tiện truyền thông vẫn đăng tải, mà nằm ở một
phạm trù sâu rộng hơn rất nhiều, đặc biệt trong việc văn minh
phương Tây tiếp nhận quan điểm của người Do Thái trong cách
kiến giải những vấn đề sâu sắc của đời sống, đặt nền móng cho
việc xây dựng một cơ cấu xã hội ổn định và hiệu quả. Ngay những
văn kiện sáng lập của nước Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn Độc lập,
Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền, đều dựa trên những
nguyên tắc đạo đức của Kinh Torah. Hệ thống pháp luật của các
tiểu bang, liên bang và các địa phương ở Mỹ cũng đều có nguồn
gốc từ Kinh Torah.
Trong Do Thái giáo có nhiều khuynh hướng, hầu hết nổi lên từ
Do Thái giáo Rabbinic – cho rằng Thiên Chúa đã mặc khải lề luật
và các điều răn cho Moses trên núi Sinai dưới hình thức của cả
Torah Viết và Torah Nói. Trong lịch sử, khẳng định này đã được
thách thức bởi các nhóm khác nhau như nhóm Sadducees và Do Thái
giáo Hellenistic trong Thời kỳ Ngôi đền thứ hai, các nhóm Karaites
và Sabbateans trong thời kỳ đầu và sau thời Trung cổ, và giữa các
phân khúc của các giáo phái phi-Chính thống hiện đại (modern
non-Orthodox). Riêng các khuynh hướng tự do trong thời hiện đại
như Do Thái giáo Nhân văn (Humanistic Judaism) được xem là vô
thần.
Ngày nay, các phong trào tôn giáo lớn nhất còn lại của người Do
Thái là Do Thái giáo Chính thống, Do Thái giáo Bảo thủ và Do Thái
giáo Cải cách. Sự khác biệt giữa các phái này nằm ở cách tiếp cận
của họ đối với lề luật Do Thái, thẩm quyền của truyền thống
Rabbinic và tầm quan trọng của Nhà nước Israel. Cụ thể:
Do Thái giáo Chính thống (Orthodox Judaism) tiếp cận Do
Thái giáo trong ý tưởng tuân thủ tuyệt đối cách giải thích cũng như
việc áp dụng lề luật và đạo đức của Torah như đã luật hóa trong các
văn bản Talmud. Nôm na thì Do Thái giáo Chính thống cho rằng