Torah và Lề luật Do Thái là thần thánh, vĩnh cửu và bất di bất
dịch, cần phải được thực hiện nghiêm túc, và các tín đồ phải tuyệt
đối tuân theo phán quyết của Tòa án Rabbinic. Do Thái giáo Chính
thống bao gồm Do Thái giáo Chính thống Hiện đại(Modern
Orthodox Judaism) và Do Thái giáo Haredi (Haredi Judaism hay
còn gọi là Ultra-Orthodox Judaism).
Do Thái giáo Haredi không phải là một nhóm thể chế gắn kết
hay đồng nhất, mà bao gồm một đa dạng các định hướng văn hóa
và tinh thần, được chia ra thành một số các giáo phái như Do Thái
giáo Hasidic(Hasidic Judaism), các dòng Lithuanian-Yeshivish
Đông Âu và Haredim Sephardic phương Đông (Oriental Sephardic
Haredim
). Những nhóm này thường có sự khác biệt đáng kể trong ý
thức hệ tư tưởng và trong lối sống riêng biệt của họ, cũng như mức
độ chặt chẽ trong thực hành tôn giáo, sự cứng rắn của triết lý tôn
giáo và sự cô lập với các nền văn hóa của các cộng đồng xung
quanh. Do Thái giáo Haredi được gọi là “Chính thống tuyệt đối” là
vì họ từ chối hầu như toàn bộ nền văn hóa thế tục hiện đại.
Do Thái giáo Bảo thủ và Do Thái giáo Cải cách có phần tự do
hơn. Do Thái giáo Bảo thủ khuyến khích cách giải thích những yêu
cầu của Do Thái giáo theo cách “truyền thống” hơn là Do Thái
giáo Cải cách. Có thể nói phái Cải cách là phái kế thừa tư tưởng phát
triển khai sáng, chủ trương xóa bỏ những khác biệt của người Do Thái
với nhân loại, giúp người Do Thái bước ra khỏi cái bóng cô độc, hòa
nhập với thế giới. Một lập trường điển hình của Do Thái giáo Cải
cách là họ xem luật Do Thái như là một tập hợp các hướng dẫn chung
chứ không phải là một tập hợp của những ràng buộc và nghĩa vụ mà
tất cả người Do Thái buộc phải noi theo. Trong lịch sử trước đây, các
Tòa án Rabbinic đặc biệt thực thi pháp luật của người Do Thái; ngày
hôm nay, các tòa án này vẫn tồn tại nhưng việc thực hành Do Thái
giáo chủ yếu là tự nguyện, thẩm quyền về các vấn đề thần học