và luật pháp không được trao cho bất kỳ một cá nhân hoặc tổ chức
nào, mà chỉ được các giáo sỹ Do Thái và các học giả giải thích trong
các văn bản thánh.
Quan điểm của phái Bảo thủ đứng giữa phái Chính thống và phái
Cải cách. Họ tuân theo một số lễ nghi và kiêng kỵ trong cách ăn
uống của Do Thái giáo, nhưng đối với các quy định và nghi lễ
truyền thống khác thì họ chỉ chấp nhận theo nguyên tắc. Trên
thực tế, họ vận dụng các quy định khá linh hoạt.
Điểm đặc biệt của người Do Thái là, kể từ khi dân tộc Do Thái hình
thành trong Thời kỳ Kinh Thánh, cộng đồng người Do Thái được coi
là một nhóm sắc tộc – tôn giáo (ethno-religious) chứ không phải
đơn thuần chỉ là một tôn giáo, bao gồm cả những người gốc là Do
Thái hoặc chuyển đổi sang Do Thái giáo. Ngày nay ước tính có
khoảng 14 triệu tín đồ Do Thái giáo trên toàn thế giới. Khoảng 42%
của tổng số người Do Thái trên thế giới cư trú tại Israel và 42% cư
trú tại Hoa Kỳ, với hầu hết phần còn lại sống ở châu Âu đặc biệt
là ở Nga, cùng các nhóm thiểu số khác trải rộng khắp Nam Mỹ,
châu Á, châu Phi và châu Úc.
Theo ý thức hệ tư tưởng chính thống của người Do Thái như đã
phát triển trong hàng nghìn năm qua – đặc biệt là sau sự hủy diệt của
Ngôi đền thứ hai vào năm 70 CN cùng với sự lớn lên của hệ tư tưởng
Rabbinic như một niềm tin chung của dân tộc – tất cả cuộc sống
là để được sống trong sự tuân thủ tôn giáo. Trong niềm tin ấy, các
hành vi và lối sống được đánh giá là hợp pháp hay không hoàn
toàn tùy thuộc vào mức độ phù hợp của nó với ý thức hệ tư tưởng
cứng rắn này. Những khía cạnh trong đời sống của người Do Thái
và các kết quả sáng tạo nếu được xem là trái ngược với những
nguyên tắc này thì đều bị phê phán hoặc coi là không có giá trị.
Tuy nhiên, dựa trên nguyên tắc này, không thể nào khái quát hóa
rằng cách sống của người Do Thái tại các thời gian và địa điểm