thường thế tục, bao gồm một phổ rộng lớn gồm: tôn giáo và thế
giới quan, văn học, truyền thông; phim ảnh, nghệ thuật và kiến
trúc; ẩm thực và trang phục truyền thống; thái độ đối với giới
tính, hôn nhân và gia đình; phong tục tập quán xã hội và phong cách
sống…
Điều này không có nghĩa rằng tất cả những người Do Thái
những ai chấp nhận các giá trị của nền văn hóa thế tục sẽ từ bỏ
tất cả những ý tưởng truyền thống của người Do Thái về Thiên
Chúa và thế giới của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại,
nhiều người Do Thái không còn chấp nhận ý tưởng cứng nhắc
rằng tất cả các khía cạnh của cuộc sống phải được đặt dưới sự kiểm
soát của luật lệ tôn giáo Do Thái Halakha và tư tưởng Rabbinic.
Trong khi tính hợp pháp của những biểu hiện thế tục ngày càng
được chấp nhận, một con đường đầy sáng tạo đã được mở ra cho
những ý tưởng và lối sống mới của người Do Thái, những thứ trước
đây từng bị chê trách và xa lánh.
Nghệ thuật và văn hóa của người Do Thái thế tục đã phát triển
rực rỡ giữa những năm 1870 và Thế chiến II, với 18.000 đầu sách
trong ngôn ngữ Yiddish; hàng nghìn đầu sách trong ngôn ngữ
Hebrew và các ngôn ngữ châu Âu, cùng với hàng trăm vở kịch và nhà
hát, phim ảnh, các hình thức nghệ thuật khác. Franz Kafka và Marcel
Proust là những người đứng hàng đầu trong số những người sáng
tạo các công trình này.
Nhiều người Do Thái nổi tiếng là những người thế tục, bao
gồm Sigmund Freud, Marc Chagall, Henri Bergson, Heinrich
Heine, Albert Einstein, Theodor Herzl, Louis Brandeis, Micha Josef
Berdyczewski, Hayim Nahman Bialik, Karl Marx, Leon Trotsky và
Baruch Spinoza.