9. Chiến tranh
Đối với người Israel ngày nay, không gì ảnh hưởng đến tâm lý
của họ hơn là những xung đột đã nhấn chìm đất nước này, trong
các hình thức khác nhau, từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Do
Thái. Lý thuyết phục quốc Do Thái Zionism giả định rằng kịch
bản sau đây sẽ xảy ra: Vùng đất Israel là hy vọng cuối cùng, là nơi
mà người Do Thái sẽ được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh về những
khủng bố và làn sóng bài Do Thái đã đeo bám họ qua nhiều thế
kỷ. Theo lý thuyết Zionism, các đối tượng đứng ở trung tâm của
văn hóa Do Thái đơn thuần là Kinh Thánh, Vùng đất Israel và sự
chuyển hóa của xã hội Do Thái “mới”. Đây là một ảo tưởng và, ở một
mức độ nào đó, ảo tưởng này vẫn tiếp tục cho đến khi ra đời của
Nhà nước Do Thái vào năm 1948. Trong khi Yishuv đã liên tục đấu
tranh với các hành vi khủng bố và đổ máu, chỉ tới khi thành lập Nhà
nước Do Thái, tác động của chiến tranh cuối cùng mới được ghi
nhận và được đặt vào trung tâm của tâm lý Israel. Nó đã giành được
sự quan tâm lớn từ đó, mặc dù thay đổi về hình thức.
Năm 1948, Cuộc chiến Độc lập nổ ra chưa đầy 24 giờ sau khi
Israel tuyên bố độc lập. Quân đội của năm nước Ảrập láng giềng là
Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan và Lebanon đã chính thức liên minh tấn
công Nhà nước Israel non trẻ với ý đồ tiêu diệt Israel ngay khi nó
còn yếu kém. Sự thù hằn và xung đột bùng nổ dưới hình thức
chiến tranh toàn diện này lần đầu tiên đã giúp Israel tỉnh ngộ
khỏi những ngộ nhận ngây thơ của mình. Số người Do Thái chết
trong Cuộc chiến Độc lập (xấp xỉ 6.000 người – khoảng 1% dân số
tại thời điểm đó) là một cú sốc quá nặng không thể bỏ qua. Mặc dù ý
thức sâu sắc về chiến thắng của mình trong sự thất bại của các
đội quân Ảrập láng giềng, và mặc dù niềm tự hào và sự hứng khởi
của người Israel về một quốc gia độc lập mới ra đời, một đám mây