CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 174

đen đã bắt đầu che phủ lên cuộc sống của họ từ đó, chất nặng
thêm nỗi đau kéo dài bởi thảm sát Holocaust.

Tuy nhiên, trong những năm đầu của Nhà nước Do Thái, người

Do Thái vẫn rất lạc quan trong niềm tin rằng thời gian sẽ giúp họ
và hoà bình sẽ đến vào một lúc nào đó. Israel là đại diện cho lực
lượng của tương lai, và với lẽ phải và thiện ý của mình, các công dân
Israel đã bị thuyết phục rằng chính nghĩa sẽ giành chiến thắng
cuối cùng. Sau này, mặc dù rõ ràng rằng Cuộc chiến Độc lập 1948
đã không thể mang lại hòa bình và rằng có thể sẽ còn đổ máu nhiều
hơn trong tương lai, người dân Israel vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Chiến
tranh vẫn lại tiếp tục, trung bình một lần trong mỗi thập niên: sau
Cuộc chiến Độc lập năm 1948 là các cuộc chiến 1956 (Cuộc chiến
Sinai và Khủng hoảng kênh đào Suez) và Cuộc chiến Sáu ngày 1967
(tham khảo Câu chuyện Do Thái: lịch sử thăng trầm của một dân
tộc
, Chương III – Xung đột). Người Israel vẫn cố gắng lạc quan,
mặc dù mất mát. Thắng lợi tuyệt đối của Israel trong Cuộc chiến
Sáu ngày 1967 đã tạo ra hiệu ứng tràn đầy của hiện tượng phi thường
này, cùng với niềm tin dâng trào về Đấng Cứu Thế một thời đã
từng là trung tâm của Israel cổ đại.

Năm 1973. Cuộc chiến Yom Kipper. Israel lại thêm một lần nữa

hứng chịu những tổn thất nặng nề. Nhiều người coi Cuộc chiến
Yom Kippur năm 1973 là một bước ngoặt. Sau cuộc chiến này, người
ta đã bắt đầu nghe thấy một giọng nói khác, bi quan. Điều này
đã gây ra không chỉ bởi số thương vong quá cao, mà còn bởi cách
thức mà chiến thắng đã đạt được sau những tổn thất nặng nề
trong những ngày đầu tiên. Cuộc chiến tranh đã xảy ra là một bất
ngờ khủng khiếp, và nhiều người tin rằng, đó là kết quả của một
sự kiêu ngạo và ngộ nhận “tất cả trời đất như nằm dưới chân
mình” của người Do Thái. Từ thời điểm đó trở về sau, không khí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.