Ly tán lần thứ hai
Cùng trong thời gian này, vào thế kỷ 2 TCN, từ một vương quốc
lạc hậu được thành lập vào năm 753 TCN với các khu định cư xung
quanh Palatine Hill dọc theo sông Tiber ở miền Trung Ý, La Mã đã
phát triển thành một đế chế hùng mạnh chưa từng thấy trên thế
giới trước đó. Sau khi đánh bại Đế chế Macedonian và Seleucid vào
thế kỷ thứ 2 TCN, La Mã đã trở thành người thống trị của biển Địa
Trung Hải, mở ra lối vào Trung Đông. Người La Mã bắt đầu để
mắt đến Judea.
Tại Palestine, từ năm 60 CN trở về sau, Vương quốc
Hasmoneans của Israel bị suy yếu bởi các mâu thuẫn bên trong và
rơi vào sự thống trị của người La Mã. Tuy nhiên, sự chuyên chế và
tàn bạo của Đế quốc La Mã đã khiến người Do Thái liên tục vùng
lên phản kháng vũ trang. Vào năm 66, mâu thuẫn giữa người Do Thái
và người La Mã ở Judea đã lên đến đỉnh điểm và biến thành cuộc
nổi dậy của người Do Thái chống lại La Mã. Ban đầu người Do Thái
chiếm ưu thế, nhưng chiều hướng thay đổi vào năm 68. Người La
Mã dưới sự lãnh đạo của vua La Mã Titus đã giành lại quyền chủ
động và vào mùa hè năm 70, quân La Mã đánh bại quân khởi nghĩa
Do Thái tại Jerusalem. Hàng nghìn người Do Thái bị giết hoặc bị
bắt làm nô lệ. Ngôi đền Jerusalem bị san bằng. Cuộc khởi nghĩa
thất bại và một phần lớn người Do Thái bị lưu đày và phân tán đi
khắp các miền của Đế quốc La Mã. Sự kiện này đánh dấu lần
ly tán thứ hai và cũng đánh dấu sự kết thúc của Thời kỳ Ngôi đền
thứ hai (515 TCN – 70 CN) cũng như sự sụp đổ của Judea với vai trò
vùng đất sinh sống của người Do Thái. Từ thời điểm này người Do
Thái bắt đầu một cuộc sống lưu vong trên khắp các quốc gia
trên thế giới kéo dài gần 2.000 năm. Người Do Thái một lần nữa
tự hỏi liệu họ có thể tồn tại và vượt qua những khó khăn này hay
không.