CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 44

Năm 70 CN được đánh dấu là điểm dịch chuyển rất lớn trong lịch sử dân tộc Do
Thái. Từ đây ngôi đền Jerusalem không còn nữa. Do Thái giáo chuyển hướng.

Dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã (70-313) và sau đó Đế quốc

Byzantine

(14)

(313-636), cộng đồng Do Thái trên Vùng đất Israel

vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các nền tảng giáo dục, văn hóa và
luật pháp riêng của mình. Luật pháp Do Thái quan tâm đến mọi
khía cạnh của cuộc sống, đã được ghi lại trong Sách Mishna (thế kỷ
2) và được giải thích trong Sách Talmud (thế kỷ 3-5). Các luật này,
về sau có một số phần được sửa đổi lại cho phù hợp với hoàn cảnh,
ngày nay vẫn được những người Do Thái giáo tuân thủ.

Sau đó, suốt từ thế kỷ 7 cho đến 1948, Canaan lần lượt rơi vào

tay người Ảrập (636-1091), sau đó là người Seljuk (1091-1099), quân
Thập tự chinh (1099-1291), quân Mamluk (1291-1516), người Thổ
Nhĩ Kỳ thời Đế chế Ottoman (1517-1917), và cuối cùng là Anh
Quốc (1917-1948).

Cùng thời gian này, ở bên ngoài Vùng đất Israel, kéo dài suốt

2.000 năm tính cho đến 1948 là năm mà Nhà nước Israel tuyên bố
độc lập trên mảnh đất Palestine, người Do Thái Diaspora trôi nổi
trong cuộc hành trình lưu lạc tới mọi miền đất còn lại của thế giới.

NHỮNG DẤU ẤN VĂN HÓA LỚN.

Thời đại của các ngôn sứ (thế kỷ 8 - thế kỷ 5 TCN)

Một phần ba của Kinh Thánh Hebrew được viết bởi các ngôn sứ

hay còn gọi là tiên tri (prophets). Trong tiếng Hebrew, nevi’im
nghĩa là ngôn sứ hay tiên tri, tức là người phát ngôn thay mặt Thiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.