CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 66

Từ thời điểm này hành trình lưu vong của người Do Thái bắt

đầu đẩy mạnh và lan rộng tới mọi vùng đất xa xôi khác trên trái
đất, khởi đầu từ Trung Đông, sang vành đai Địa Trung Hải, rồi
sau đó tiếp tục lan sang châu Âu, Bắc Phi, Đông Âu, Trung Hoa,…
cuối cùng tới Bắc Mỹ.

Sự ra đời của Kitô giáo

Vào cuối thế kỷ 1, Kitô giáo ra đời và khởi đầu như là một phân

nhánh của Do Thái giáo, với Chúa Jesus và các tông đồ của Ngài là
những người thực hành Do Thái giáo. Chúa Jesus là người Do
Tháivùng Galilee, sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất. Kitô giáo
lấy Kinh Thánh, các hình thức thờ phụng, và học thuyết tận thế
trực tiếp từ Do Thái giáo. Vào thời gian này, Hoàng đế La Mã
Constantine I có xu hướng thiên về Kitô giáo và từng bước làm cho
Kitô giáo trở thành quốc giáo. Ông đã hợp pháp hóa Kitô giáo với
Sắc lệnh Milan năm 313. Năm 315 Constantine lên án người Do
Thái là tội đồ trong cái chết của Chúa Jesus, xóa bỏ tội đóng đinh
Chúa Jesus lên thánh giá khỏi những người tiền nhiệm của ông.
Năm 323 Kitô giáo chính thức trở thành quốc giáo của Đế quốc La
Mã. Năm 337 Hoàng đế La Mã Constantius II – con thứ hai của
Constantine I và Fausta – ra sắc lệnh đặt Do Thái giáo ra ngoài
vòng pháp luật, cấm người Do Thái làm chủ nô lệ đối với người
không phải Do Thái, cấm hôn nhân giữa người Do Thái và người
Kitô giáo, cấm các Rabbi hội họp. Một số giáo sỹ Kitô giáo luôn tìm
cách ngăn chặn ảnh hưởng của Do Thái giáo bằng cách đòi hỏi tất
cả người Do Thái giáo cải đạo sang Kitô giáo. Họ có cảm xúc mạnh
về Palestine, nơi mà Chúa Jesus đã ra đời và bị đóng đinh trên
thánh giá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.