Trung tâm sinh hoạt của người Do Thái di chuyển ra ngoài Palestine theo trục Galilee
(Palestine) – Babylon – Tây Ban Nha – Ba Lan
Trong những thế kỷ đầu Công nguyên, cuộc sống của người Do
Thái tại Palestine chịu nhiều khó khăn và dần dần suy tàn. Vào
cuối thế kỷ 6, tại Palestine chỉ còn có 43 cộng đồng người Do
Thái, chủ yếu là ở vùng Galilee và thung lũng Jordan. Người Do
Thái buộc phải di chuyển trung tâm sinh hoạt sang các vùng khác
bên ngoài Palestine.
Trong giai đoạn đầu thời Trung cổ, vào thế kỷ 6 và 7, Babylon, Baghdad và vành đai
Địa Trung Hải là những nơi được ưa thích cho sinh hoạt Do Thái giáo. Babylon là
trung tâm sinh hoạt lớn nhất của người Do Thái trong những thế kỷ đầu công lịch.
Mặc dù sống lưu lạc, ở những nơi này, các hoạt động của người
Do Thái giáo trong việc nghiên cứu, thảo luận, bổ sung các điều luật,
giới răn và biên soạn Talmud được diễn ra rất mạnh mẽ. Cuốn
Sách Talmud đồ sộ của cộng đồng Do Thái Babylon hoàn thành
vào thời gian này – khoảng năm 500, có ảnh hưởng sâu rộng đến
đời sống tâm linh, đạo đức và nề nếp sinh hoạt của người Do Thái
trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay.
Năm 622, Muhammad sáng lập ra Hồi giáo (Islam) ở bán đảo
Ả
rập. Năm 636, người Ảrập chinh phục Palestine và các khu vực khác
ở
Tây Á, lập ra Đế quốc Ảrập. Dưới sự thống trị của người Ảrập,
người Do Thái phải nộp thuế thân và thuế đất để bảo về cho tính
mạng, của cải và tôn giáo của mình. Cuộc sống của người Do Thái
rất khó khăn. Từ thế kỷ 8 cho đến thế kỷ 12, nhiều người Do
Thái ở Mesopotamia và Ba Tư di chuyển bên trong lãnh thổ các
vương quốc Hồi giáo, nhất là Yemen, Syria, Lebanon, Ai Cập,
Maghreb. Những người khác di chuyển đến định cư ở bán đảo
Iberia
rồi Sicily. Những làn sóng di cư Do Thái này tạo ra các
cộng đồng Do Thái thành thị nhỏ khắp thế giới. Nếu lấy bản