Hải, một vị thế mà họ vẫn còn duy trì được ngay cả sau khi Đế
quốc La Mã sụp đổ cuối thế kỷ 5. Đó là những khu vực xa xôi ở
Morocco và Tunisia – đặc biệt những thành phố của Kairouan, và
đảo Djerba. Các nơi khác bao gồm các vùng đất bao quanh Địa
Trung Hải thuộc Đế chế Ottoman như Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha,
Hy Lạp, Anatoia, miền Nam nước Pháp và Cyrenaica – vùng bờ biển
phía đông của Libya. Không bị ảnh hưởng bởi việc mạnh lên hay yếu
đi của các đế chế, người Do Thái tại Libya, Syria, Hy Lạp và Thổ
Nhĩ Kỳ đã tạo nên một mạng lưới buôn bán hàng hóa, dịch vụ và ý
tưởng dọc khắp Địa Trung Hải.
Người Do Thái ở Hy Lạp
Tại Hy Lạp, các bằng chứng cho thấy rằng người Do Thái đã có
mặt ở đây khoảng năm 300 TCN; một số có thể đã đến đây sớm
hơn trong thời kỳ lưu đày Babylon. Theo thời gian, họ đã hình thành
nên một cộng đồng gọi là Romaniotes hoàn toàn khác với người Do
Thái Sephardi
. Họ có riêng minhag hay còn gọi
là phong tục địa phương, và nói một ngôn ngữ riêng gọi là Yevanic,
một thứ thổ ngữ Hy Lạp viết bằng chữ Hebrew. Một khách du lịch
Do Thái thời tiền Trung cổ tên là Benjamin của Tudela viết rằng
cộng đồng Romaniotes lớn nhất là ở Thebes, ở đó người Do Thái
nổi tiếng với nghề nhuộm vải và sản xuất quần áo lụa thủ công.
Họ cũng sống ở các đảo Corfu, Aegina, và ở Corinth, Athens và
Thessaloniki là nơi sau này trở thành thành phố Do Thái Hy Lạp lớn
nhất khi người Do Thái Sephardi tràn đến từ Tây Ban Nha sau khi
bị trục xuất vào năm 1492.
Người Do Thái ở Tây Ban Nha – Thời kỳ hoàng kim (thế kỷ 8-12)