Khi người La Mã xâm lăng Bán đảo Iberia vào năm 218 TCN và
bắt đầu định cư vào năm 171 TCN, họ đã chạm trán với quần thể
đa sắc tộc ở đây gồm người Celts, Phoenicians, Carthaginians, và cả
các gia đình Do Thái – những người nói rằng họ là hậu duệ của
người tị nạn Do Thái đến đây từ thời kỳ Ngôi đền thứ nhất. Tuy
nhiên phải đến cuối thế kỷ 1, sau khi ngôi đền Jerusalem bị Đế
quốc La Mã phá hủy lần thứ hai, thì người Do Thái mới bắt đầu
thực sự rời bỏ Palestine, mở rộng lưu vong đến những vùng lãnh thổ
khác thuộc Đế quốc La Mã, đặc biệt là các quốc gia trong vành đai
Địa Trung Hải trong đó có Tây Ban Nha.
Một điểm đặc biệt ở Tây Ban Nha là, qua nhiều thế kỷ chuyển
đổi từ giai đoạn La Mã, sang Hồi giáo, rồi Kitô giáo, người Do Thái
luôn giữ vai trỏ đứng đầu trong đời sống văn hóa, xã hội và kinh
tế của Tây Ban Nha. Người Do Thái Tây Ban Nha gọi họ là
Sephardim phỏng theo tên Sepharad – tên gọi của một địa danh
trong Kinh Thánh. Họ nói một thứ thổ ngữ Ảrập trong các vùng của
người Hồi giáo, và nói tiếng Judeo-Spanish gọi là Judezmo hoặc
Ladino trong các vùng của người Kitô giáo. Cả hai thứ tiếng này
được viết bằng chữ cái Hebrew.
Tuy nhiên phải đến thế kỷ 8 và kéo dài khoảng 700 năm sau đó cho đến thế kỷ 15,
Tây Ban Nha mới thực sự thay thế Palestine và Babylon để trở thành tâm điểm mới
của sinh hoạt Do Thái trên thế giới.
Cuộc xâm lăng Bán đảo Iberia vào những năm đầu thế kỷ 8 của
người Ảrập và Berber, dưới ngọn cờ Hồi giáo, chính là chìa khóa đã
mở bung sự sáng tạo của người Do Thái ở Tây Ban Nha. Nhà cầm
quyền Hồi giáo đã mang đến sự tò mò trí tuệ, sức sống kinh tế
và sự nhạy cảm thẩm mỹ – những thứ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến
người Kitô giáo và người Do Thái, mở đầu cho “Thời kỳ hoàng kim”
của người Do Thái Sephardi trong đời sống lưu lạc. Thời kỳ này đã
sản sinh ra không ít nhà thông thái, ngôn ngữ học, nhà khoa học, nhà