Do Thái) vào cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, 40.000 người
Do Thái đã thực hiện cái gọi là aliyah
tức là trở về Israel, về lại
vùng đất mà văn hào Mark Twain đã từng mô tả là “thê lương trong
im lặng”. Hạt mầm Israel bắt đầu nhú lên trên vùng đất khô
cằn ấy.
Trong một cảm giác nào đó, câu chuyện Do Thái gần đây đã trở
về nơi mà nó đã bắt đầu, Trung Đông, hoặc ở một phạm vi hẹp
hơn, đó là một mảnh đất nhỏ nằm dọc theo bờ Đông của Địa Trung
Hải, được biết là Vùng đất Israel đối với người Do Thái, hoặc
Palestine
lịch sử (phía tây sông Jordan) đối với những người khác.
Canaan, hay Đất Thánh là những tên gọi khác của vùng đất này.
Lịch sử Do Thái truyền thống bắt đầu 4.000 năm trước tính
từ khi Abraham – người cha của dân tộc Do Thái – xuất hiện. Từ
Abraham đến Moses rồi Kinh Thánh Do Thái (còn gọi là Kinh
Thánh Hebrewhay Tanakh) mà phần lớn nội dung Kinh Cựu ước
(Old Testament) của người Kitô giáo được tuyển chọn từ đấy, là
cuốn sách kinh điển đã ghi lại lời dạy của Thiên Chúa về nguồn
gốc và những quy chuẩn đạo đức luân lý của con người. Người Do
Thái không để lại những cung điện hay những tác phẩm nghệ thuật cổ
quý giá như kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập cổ đại; cũng không
đặt nền móng cho nền văn minh dân chủ thế giới với những
Plato
… như người Hy Lạp; hay cũng không để lại dấu
tích về một thời kỳ cổ đại hoàng kim như người La Mã. Với người Do
Thái, mọi dấu vết của thời gian đã đi vào hư vô, duy chỉ còn lại
Kinh Thánh Hebrew – món quà vô giá lớn nhất người Do Thái cổ
đại để lại cho văn minh nhân loại. Những câu chuyện và những nhân
vật sống động trong Kinh Thánh đã gợi nguồn cảm hứng cho văn
học và nghệ thuật thế giới nhiều thế kỷ sau đó. Từ bức tranhBữa
ăn tối cuối cùng (The Last Supper) của Leonardo de Vinci, tập thơ
Thần khúc (La Divina Commedia) của Dante, các vở kịch của