người ông ta hận nhất vẫn là chính mình, nếu không bị ông ta làm liên lụy,
Thiệu Ảm sẽ không chết, Tư Tồn cũng không phải chịu cảnh vừa sinh ra đã
chịu bao khổ cực như vậy.
Không bao lâu sau, người bạn của Lý Thiệu Đường truyền tin tới, ông
ta đã có cơ hội vượt biên từ Quảng Châu đi Hồng Kông. Người bạn đó dặn
trước, ông không được mang theo trẻ con. Lý Thiệu Đường cân nhắc thiệt
hơn, không biết nên làm thế nào trong tình cảnh này.
Người bạn đó lại giúp ông ta đi nghe ngóng tình hình, biết được ỡ
ngay thôn bên cạnh có một người phụ nữ vừa sinh con ra thì đứa trẻ không
may chết yểu, mà người phụ nữ đó lúc nào cũng thừa sữa. Tư Tồn được gửi
vào nhà đó, chắc chắn lớn lên sẽ béo trắng khỏe mạnh.
Hai chữ “sữa mẹ” đã khiến Lý Thiệu Đường mềm lòng. Ông nghĩ, thà
đem con gái gửi cho người đó để được bú ẵm đủ đầy, còn hơn để nó theo
mình uống nước cháo cầm hơi. Đợi tới khi Tư Tồn cứng cáp hơn một chút,
ông ta cũng tạo dựng được sự nghiệp ở Hồng Kông, lúc đó đón con bé về
với mình vẫn chưa muộn.
Lý Thiệu Đường hạ quyết tâm để người bạn bế con đi. Ông ta cũng
không dám hỏi con mình sẽ được gửi vào nhà nào, chỉ sợ bản thân mình sẽ
thay đổi quyết định. Ngày Tư Tồn bị bế đi, bầu trời vô cùng ảm đạm. Tư
Tồn còn bé tí đã biết nhận người Cô bé bị người lạ bế đã khóc ầm ĩ, hai tay
huơ huơ về phía ba như mong muốn ba bế mình lại. Lý Thiệu Đường cố
nén nỗi đau quay lưng đi, nhưng tiếng khóc của con gái đã vĩnh viễn khắc
sâu trong kí ức. Ông đã lập lời thề, đến Hồng Kông nhất định phải gây
dựng cơ đồ, kiếm thật nhiều tiền, nhanh chóng ổn định cuộc sống để đón
Tư Tồn về với mình.
Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Thời gian trôi qua, Tư
Tồn được nuôi lớn bằng nguồn sữa mẹ mát lành, Lý Thiệu Đường cũng
thuận lợi đến được Hồng Kông. Vài năm sau, Cách mạng Văn hóa nổ ra,