Lúc này, một nửa cơn tức giận của Lý Thiệu Đường nhắm vào Thị
trưởng Mặc, một nửa còn lại nhắm vào vợ chồng Chung Phú Quý. Con gái
của ông ta từ nhỏ đến lớn chưa từng được hưởng một ngày hạnh phúc, sung
sướng. Ông mang trong mình niềm hi vọng tràn trề có thể cùng con gái về
Mỹ, cho nó sô"ng trong căn biệt thự đẹp như trong truyện cổ tích, mặc váy
ba tầng của công chúa, gắn nơ lụa màu hồng, đi tất có thêu ren, tham gia
các cuộc dạ hội của giới thượng lưu. Thế nhưng, ông không ngờ được rằng,
vợ chồng họ Chung kia vì một chút danh lợi mà “bán” con gái của ông cho
gia đình Thị trưởng Mặc khi nó chưa tròn mười sáu tuổi, để con gái ông
phải vất vả làm trâu làm ngựa cho nhà người ta.
Họ dùng tiền bán con gái ông để xây nhà mới, dựng vợ gả chồng cho
con trai đẻ của mình. Còn con gái yêu Tư Tồn của ông lại phải ăn nhờ ở
đậu trong nhà họ Mặc, chịu bao nhiêu tủi nhục. Thật sự Lý Thiệu Đường đã
nghĩ rằng số phận của con gái ông quá khổ cực, nên cho dù xảy ra chuyện
gì, ông ta cũng phải mang nó đi.
Sự xuất hiện của Lý Thiệu Đường khiến hai vợ chồng Chung Phú Quý
sợ tới mức đến thở mạnh cũng không dám. Lý Thiệu Đường bảo họ vào
thành phô", họ liền vội vã theo ông ta vào thành phcí; Lý Thiệu Đường bảo
họ giải thích với Tư Tồn, họ liền theo ông ta tới nhà họ Mặc. Họ không
dám đắc tội với cả hai bên: nhà họ Mặc lẫn Lý Thiệu Đường.
Trong mắt Lý Thiệu Đường, đứa con trai tàn tật của Thị trưởng Mặc
không tồi tệ như những gì ông ta tưởng tượng ban đầu, ngược lại, Mặc Trì
còn là một thanh niên có tướng mạo phi phàm, lễ phép, biết điều. Thế
nhưng, khi nhìn xuống chân của anh, ông lập tức cảm thấy khó chịu. Không
ngờ Chung Phú Quý lại “bán” con gái ông ột người như thế. Nếu là ở nước
Mỹ, nơi thanh niên nam nữ được tự do yêu đương, dù đối phương có tàn tật
hay là ăn mày, ông cũng sẽ thuận theo ý con, không bao giờ nói một tiếng
“không”. Thế nhưng con gái đáng thương của ông vào năm mười sáu tuổi