Khách khứa đến nhà như nêm, Mặc Trì vốn tính không ứa náo nhiệt,
mỗi ngày đều ẩn mình trong thư phòng, tìm thú vui riêng qua việc đọc sách,
luyện thư pháp. Tư Tồn nhờ phúc của Mặc Trì cũng được thư thái nhàn
nhã. Đằng sau cánh cửa thư phòng đóng chặt, cả thế giới chỉ thuộc về riêng
hai người bọn họ. Giữa bốn bề ba bức đều là những giá sách cao ngất, cuốn
nào Tư Tồn cũng^thèm thuồng muốn đọc, nhưng Mặc Trì lại bắt cô phải
luyện thư pháp, viết đủ mỗi chữ một trăm lần mới được tự do thích gì làm
nấy. Chữ viết của Tư Tồn vì thế chẳng mấy mà tiến bộ rất nhanh, mỗi nét
bút đều có thần có thái hơn. Niềm yêu thích với cây bút lông và giấy Tuyên
Thành cũng chẳng biết tự bao giờ thấm vào trong Tư Tồn rất đỗi tự nhiên,
khi viết cô hồ như quên bẵng tất cả mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung tinh
thần vào từng con chữ.
Viết chữ mãi cũng mệt, Mặc Trì thường bày ra mấy trò chơi mới mẻ
để hai người cùng chơi. Biết Tư Tồn thích văn học, thuộc khá nhiều thơ ca,
Mặc Trì đắc ý cười hỏi: “Vậy, đọc ngược thì sao nào?”.
“Đọc ngược?”, Tư Tồn tròn mắt ngạc nhiên: “Đọc ngược lại làm gì?”
“Cổ nhân nói rồi, thế nào gọi là thuộc nằm lòng”, Mặc Trì vui vẻ đáp.
“Anh có thể đọc ngược được sao?”, Tư Tồn không tin liền hỏi lại.
“Không thể”, Mặc Trì thật thà đáp: “Nhưng hãy thử cùng thi một phen
xem ai đọc nhanh hơn”.
“Thi thì thi”. Thấy Mặc Trì trêu chọc, tính bướng bỉnh nổi lên, Tư Tồn
mau mắn đưa ra quyết định.
Mặc Trì tìm cuốn Đường thi tam bách thủ ấn vào tay Tư Tồn: “Thi bài
nào, em chọn đi”.
Tư Tồn lật giở cuốn sách, thấy bài thơ Tương Tiến Tửu của Lý Bạch
đập vào mắt, không chần chừ chọn ngay.