Hiểu rõ chiến lược
phát triển tổng thể:
Hiểu rõ tầm vĩ mô là
điều tối cần thiết trước
khi bước vào những
mục tiêu vi mô của
nhóm hay phòng ban
của bạn. Bạn phải bảo
đảm rằng mọi nhân viên
đều được đọc qua điều lệ công ty hoặc được phổ
biến cặn kẽ những chiến lược tổng quát cũng như
cương lĩnh công ty. Đồng thời, bạn hãy đối chiếu
các kế hoạch, mục tiêu bộ phận xem chúng có phù
hợp với chiến lược phát triển chung của công ty
hay không.
Tạo điều kiện để nhân viên tham gia xác
định mục tiêu:
Việc tham gia xây dựng tương lai của công ty
không chỉ làm cho nhân viên cảm thấy mình là
người làm chủ thực sự, mà bạn còn có thể tận
dụng được những hiểu biết của họ. Có lẽ nhiều
người trong các bạn nghĩ rằng: “Nếu để nhân viên
tham gia, mình sẽ phải sống theo những mục tiêu
đó từng ngày”. Đúng vậy, người ta rất thường mất
lòng tin nơi người lãnh đạo khi lời nói của họ
không đi đôi với hành động. Lãnh đạo thường nói
rằng họ đánh giá cao kết quả công việc của cả
nhóm, nhưng thực tế họ chỉ khen thưởng một số
người mà họ thích; họ khuyến khích sự mạo hiểm,
nhưng chỉ những người không mắc sai lầm mới
được đề bạt thăng chức. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ nhất chính là những
người thực sự sống đúng theo mục tiêu mà tập thể và bản thân mình đã đề ra. Nếu bạn làm được
điều đó, nhân viên của bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn và mức độ tín nhiệm của họ đối với bạn sẽ
tăng rất nhanh.
Vạch ra những mục tiêu cần phải hoàn thành:
Tầm nhìn của bạn phải phản ánh hình ảnh của tương lai. Khi xây dựng mục tiêu, hãy trả lời
câu hỏi đơn giản này “Chúng ta muốn đạt được gì?”. Sau đó hãy cân nhắc những chi tiết sau:
- Khách hàng quý trọng chúng ta ở điều gì?
- Công ty đánh giá cao điều gì?
- Nhân viên coi trọng điều gì?
- Mục đích chính của chúng ta là gì?
- Tình hình cạnh tranh của chúng ta ra sao?
- Điều gì làm chúng ta đạt thành tích cao hơn và hiệu quả hơn trong việc theo đuổi mục tiêu
trong tương lai?