Phụ Lục
7 CÁCH XÂY DỰNG LÒNG TẬN TÂM CỦA NHÂN VIÊN
Để tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng như trong câu chuyện, trước hết bạn phải biết
cách ghi nhận thành tích của nhân viên. Đó là điều nhân viên của bạn coi trọng hơn cả tiền bạc,
bổng lộc và mọi địa vị, chức tước.
Vì thế, bạn cần tâm niệm những điều sau đây:
1. VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN
Một giám đốc điều hành giỏi, một môi trường văn hóa công ty thuận lợi và những phần
thưởng hấp dẫn là những yếu tố quyết định sự thành công của công ty bạn, nhưng bạn không
thể có tất cả các yếu tố đó trong một sớm một chiều. Nhưng việc công nhận nỗ lực của nhân
viên một cách kịp thời và thường xuyên, dù có chút ít khó khăn lúc đầu, là điều hoàn toàn nằm
trong tầm tay của bạn.
2. CÀ-RỐT GIÚP TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, biết quan sát và khen ngợi thái độ làm việc đúng đắn là chìa khóa
tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên với tổ chức. Khi tinh giản lao động, tức bạn phải giải
quyết một khối lượng công việc lớn hơn với một số lượng nhân viên ít hơn, việc giữ chân
những người có năng lực càng trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Là một nhà quản lý, nhiệm
vụ của bạn là nhận ra và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân viên với công ty, đặc biệt là những
nhân viên giỏi. Đồng thời, bạn phải luôn hướng dẫn và đề bạt họ lên những vị trí cao hơn.
3. KHEN THƯỞNG MỘT CÁCH KHÔN NGOAN
Tiền bạc không phải là tất cả. Đó là sự thật. Vì thế, bạn không nên chờ đợi đúng ngày đúng
tháng mới khen thưởng nhân viên của mình. Một lời cảm ơn chân thành trong nhiều trường
hợp là một phần thưởng lớn đối với họ. Qua các cuộc khảo sát ở nhiều công ty, “cảm giác được
coi trọng” luôn đứng đầu danh sách các kỳ vọng của nhân viên. Trên thực tế, nhân viên càng
được ghi nhận công sức và tham gia đóng góp ý kiến thì họ càng ít đòi hỏi về lương bổng. Hãy
luôn nhớ rằng, có những hành động nhỏ nhưng mang lại những kết quả lớn. Chẳng hạn như
việc nhớ ngày sinh nhật của nhân viên và ngày đầu tiên họ vào làm việc, những món quà tuy
không đắt tiền nhưng có ý nghĩa (như vé xem bóng đá, hay một vài giờ cho họ về sớm để tham
dự hoạt động vui chơi nào đó với con cái họ,…). Hãy dạo quanh nơi làm việc của nhân viên mỗi
ngày, trò chuyện với họ, cảm ơn họ một cách chân thành và thường xuyên.
4. KHEN THƯỞNG CHÍNH XÁC, CỤ THỂ
Để khen thưởng thực sự có tác dụng, lời khen và sự công nhận thành tích cần phải thật cụ
thể. Những lời khen chung chung, chiếu lệ như “Anh làm việc tốt lắm!” đôi khi phản tác dụng và
làm cho nhân viên của bạn có cớ để thắc mắc: “Ông có thực sự biết gì về công việc tôi đang làm
ở đây không?”. Cho nên, khen ngợi riêng hay công khai trước toàn thể nhân viên đều phải nêu
bật thành tích cụ thể của cá nhân được khen thưởng. Ví dụ: “Cheryl này, tôi đã thấy cách anh
giải quyết khiếu nại của khách hàng. Rất tuyệt vời. Anh biết đấy, giải quyết nhanh chóng mọi
vấn đề luôn là phương châm hàng đầu của công ty chúng ta”.
5. TẤT CẢ ĐỂ ĐẠT THÀNH TÍCH CAO NHẤT
Hãy tập trung ghi nhận những phương cách, thái độ làm việc có thể mang lại kết quả tốt
hơn. Khi bạn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong công tác động viên khen thưởng, nhân viên