-Đăng cũng biết lý do rồi mà.
-Đi sóng đôi ngoài đường sợ thiên hạ thấy chứ gì! - Tôi nhún vai - Nhưng
tại sao đến trường nó cũng không dám lại gần tôi?
-Chính ở trường mới khí, Đăng à. - Chú tiểu Khôi điềm đạm - Nhỏ Lan
nhỏ Phượng học ở đó, làm sao ba mẹ nhỏ Thắm dám để con gái họ lại gần
Đăng. Chung quanh lại còn đám anh chị em họ của nhỏ Thắm nữa. Ai mà
biết được tụi nó không phải là tai mắt của ba mẹ nhỏ Thắm. Tôi ngớ ngưới ra
mất đi một lúc trước những phân tích của chú tiểu Khôi. Trước đây tôi chưa
bao giờ nghĩ đến sự lắt léo này và vẫn thầm trách nhỏ Thắm về sự thờ ơ của
nó. Tôi chợt nhận ra mình thường xuyên bất mãn khi nghĩ về nó trong thời
gian gần đây, giống như người luôn nhìn thấy ma ở nơi thực ra chẳng có
bóng ma nào. Ờ, nhỏ Thắm đâu đến nỗi như vậy. Có thể nó không quá xấu để
tôi luôn miệng bài xích, chê bai. Tôi lục lọi ký ức, sàng lọc lại kỷ niệm và
giật mình thấy những thứ tốt đẹp nhất đã không được nâng niu mà bị sự uất
ức băm nhỏ ra từng ngày và cứ cái đà này, sẽ chẳng còn gì nữa giữa hai đứa
tôi.
Tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện ghé nhà rủ nhỏ Thắm đi học nhưng rồi tôi cứ
nấn ná vì chưa tìm được lý do chính đáng. Tôi đã trót bỏ qua cơ hội mất rồi.
Trong khi chờ đợi, tôi ghé chơi nhà chị em nhỏ Lan để đầu óc bớt căng
thẳng, nào ngờ hôm đó vừa đi tới nhà bà nội tôi, tôi đã kinh ngạc khi nghe
tiếng khóc như rỉ từ bên nhà ông Hoạch vọng sang.
Tôi nhìn quanh không thấy bà tôi đâu liền ba chân bốn cẳng chạy sang tìm
nhỏ Lan nhỏ Phượng. Hai chị em nó đang nước mắt nước mũi tèm lem khi tôi
bước vào nhà. Ông Hoạch đang nằm thiêm thiếp trên giường, mắt nhắm
nghiền. Vợ ông, cả bà tôi nữa đang lăng xăng quanh chỗ ông nằm. Trông hai
người rất bận rộn nhưng dường như không ai ý thức mình đang làm gì, chỉ
luống cuống kéo cái khăn, xếp lại góc mền hoặc xê dịch một chiếc ghế chỗ