GIỚI THIỆU
Takeyama Michio sinh năm 1903 và hai mươi ba năm sau tốt nghiệp đại
học Hoàng gia Tokyo, chuyên về văn chương Đức. Sau một thời gian dạy
học ở Tokyo, ông rời Nhật Bản qua châu Âu du học.
Tên tuổi Takeyama nổi bật trong giới nhà văn Nhật Bản, sau đệ nhị thế
chiến, nhờ những bài phê bình văn học đầy những nhận định xác đáng và lý
luận đanh thép. Ông trở lại trường cũ năm 1949 và làm giáo sư tại đây ba
năm. Ngoài ra, ông dồn hết cố gắng vào công việc dịch thuật những tác
phẩm văn học Đức sang tiếng mẹ đẻ.
Cuốn Cây Đàn Miến Điện (Biruma no Tategoto), xuất bản năm 1946, đã
đem lại cho ông giải thưởng văn chương do cơ quan báo chí Mainichi trao
tặng.
Đây là một câu chuyện cảm động ghi những sinh hoạt của một đại đội
binh sĩ Nhật Bản trong rừng nhiệt đới Miến Điện khi họ khám phá thấy
rằng những thử thách trong chiến tranh còn cam go, gian khổ nhiều hơn là
đương đầu với quân thù. Khí hậu không hợp, đất đai xa lạ, dân chúng khác
biệt, tập quán đặc thù, cuộc vật lộn liên tục để chế ngự lòng nhớ quê hương
và những cảm xúc do chiến tranh tạo nên đã biến một người bạn thân thiết
thành một người xa lạ - tất cả đã kết hợp lại thành một câu chuyện hấp dẫn,
sinh động.
Cây Đàn Miến Điện là một câu chuyện về Đệ Nhị Thế Chiến; tuy nhiên,
chủ đề của nó là chủ đề muôn thuở. Nhờ thế, với tình tiết hấp dẫn, lối kể
hiện thực và lời văn đơn giản, kể từ khi ra đời, tác phẩm này đã lôi cuốn,
thỏa mãn không biết bao nhiêu độc giả mà nói, ở trong cũng như ở ngoài
nước. Ấy là chưa kể sự kiện nó đã được đưa lên màn ảnh và sân khấu.
Như tác giả quan niệm: Chính vì thế hệ trẻ của dân tộc Phù Tang mà ông
viết truyện này. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, sau khi xuất bản,
tập truyện đã trở nên phổ thông ngay cả trong đám người lớn và đã được