- Tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư từ phía các cổ
đông: bản thân việc đánh giá đã chứng minh cho quan hệ nghiêm túc
giữa các cổ đông với những vấn đề trong việc quản trị công ty;
- Tạo dựng được hệ thống đào tạo hiệu quả các thành viên HĐQT;
- Xác lập phạm vi cần và đủ đối với việc khen thưởng các thành
viên HĐQT;
- Có thể rà soát lại các đánh giá trước sự chứng kiến của HĐQT
mới được bầu chọn thông qua ĐHĐCĐ.
Trên thực tế, trên thế giới chỉ có chưa đầy 2% các công ty áp
dụng việc đánh giá HĐQT. Có thể tạm đưa ra mấy nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, rất khó xác định các tiêu chuẩn đánh giá và kết quả
đưa ra cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì HĐQT chịu trách nhiệm
về những hoạt động khó định lượng như bảo vệ quyền lợi cho cổ
đông, giải quyết các mâu thuẫn trong công ty, giám sát hoạt động
của bộ máy điều hành và quản trị rủi ro, chủ trì soạn thảo kế hoạch,
chiến lược phát triển.
- Thứ hai, ai sẽ là người đủ thẩm quyền để tiến hành đánh giá
HĐQT? Có phải là các cổ đông không? Tất nhiên, họ có thể làm việc
này bằng cách bầu lại hay miễn nhiễm từng thành viên hoặc, thậm
chí, toàn bộ HĐQT. Nhưng đó không phải là cách tốt nhất để hoàn
thiện hoạt động của HĐQT.
- Thứ ba, trên thế giới, người ta mới bắt đầu soạn thảo trình tự
và hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của các HĐQT. Lần đầu
tiên, ý tưởng HĐQT tự cho điểm được đưa ra vào năm 1994 trong báo
cáo của Hiệp hội quốc gia các giám đốc tập đoàn Mỹ . Ngay sau khi
được đưa ra giới thiệu, đề xuất này đã thu hút sự chú ý của giới
đầu tư và kinh doanh trên khắp thế giới. Trước tiên, các công ty