dễ bị tác động trong đánh giá nếu thành viên này quan hệ quá thân
thiện với CEO. Thói quen đòi hỏi cao cũng là một tính cách cần
thiết cho thành viên HĐQT độc lập. Việc thường xuyên có những câu
hỏi thông minh bắt buộc CEO và Ban điều hành phải phấn đấu
hơn nữa sẽ là một đóng góp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của công ty. Khả năng tranh luận và phản biện với tinh
thần xây dựng là bắt buộc phải có đối với thành viên HĐQT độc
lập nhằm giúp thành viên này thực hiện vai trò phản biện các chiến
lược/ kế hoạch do CEO/Ban điều hành đề xuất. Kỹ năng lắng
nghe với khả năng kiểm soát cảm xúc là hết sức cần thiết cho
một thành viên HĐQT độc lập, đặc biệt là trong quan hệ hoặc khi có
mâu thuẫn với các thành viên HĐQT điều hành. Điều này sẽ giúp
thành viên này tránh rơi vào những tranh cãi tiêu cực, ra quyết định
ở
cuộc họp HĐQT một cách hợp lý mà không bị xúc cảm chi phối.
Kiến thức kinh doanh và khả năng phân tích là bắt buộc cho
thành viên HĐQT độc lập trong việc đọc và hiểu các báo cáo kinh
doanh/thông tin về công ty, môi trường hoạt động, kiến thức thị
trường và đối thủ cạnh tranh. Có như thế mới đảm bảo tính nhất
quán và không có sự chênh lệch với các thành viên HĐQT điều
hành, từ đó nhanh chóng nói chung một ngôn ngữ trong HĐQT. Kỹ
năng xây dựng quan hệ giữa người với người luôn cần thiết
khi có mâu thuẫn giữa các thành viên. Đạo đức và có tâm thường là
một trong những tiêu chí đầu tiên mà Chủ tịch HĐQT quan tâm
trong việc tìm kiếm và mời các thành viên HĐQT độc lập.
Báo cáo tổng quát PIRC của Anh đưa ra các tiêu chuẩn để là một
thành viên độc lập thì thành viên đó phải :
- Không là nguyên Tổng giám đốc
- Không là cố vấn chuyên nghiệp
- Không là khách hàng hoặc nhà cung cấp quan trọng