CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 186

Hầu hết các công ty đại chúng ở Việt Nam đều có nhà đầu tư ,

cổ đông chi phối, đặc biệt các công ty hình thành từ cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước thường có Nhà nước thông qua đại diện của
mình nắm giữ số cổ phần chi phối. Điểm lợi ở đây là cổ đông chi
phối có thể kiểm soát tốt hơn nghĩa vụ thận trọng và trung thành
của người quản lý công ty, các khoản đầu tư lớn sẽ gắn kết lợi ích
của cổ đông chi phối và nhà đầu tư đại chúng. Tuy nhiên, có một
hạn chế là lợi ích cho cổ đông chi phối không phải bao giờ cũng
được chia sẻ cho nhà đầu tư công chúng, nếu cơ chế cổ đông chi
phối hoạt động kém hiệu quả giá trị của công ty sẽ giảm nghiêm
trọng.

Các công ty đại chúng có nhiều lợi thế trong nắm bắt được các

cơ hội, huy động các nguồn lực sản xuất kinh doanh, nâng cao
thương hiệu và chia sẻ rủi ro cho nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh
sự điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp, các công ty đại chúng
còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và phải tuân thủ
luật này để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công khai và bảo vệ
được lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đồng thời để đảm bảo sự phát
triển bền vững của công ty.

Công ty cổ phần có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư

sở hữu và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên
phải nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN) trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành
công ty đại chúng. Như vậy, gần như tất cả các doanh nghiệp và
ngân hàng đang có cổ phiếu giao dịch phổ biến trên thị trường tự
do (OTC) đều là công ty đại chúng. Trên thực tế ở Việt Nam trong
khoảng 3.000 công ty đủ điều kiện, tính đến ngày 1.3.2011 mới chỉ
có 967 công ty cổ phần đăng ký công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng
khoán nhà nước . Nhiều công ty đã đăng ký công ty đại chúng mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.