CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 184

Ngoài những kinh nghiệm chiến lược kể trên, có thể kể ra một số

cách thức để tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty gia đình:

- Bên cạnh các cuộc họp của công ty, có thể tổ chức các cuộc họp

gia đình để bàn về các vấn đề kinh doanh với sự tham gia của tất
cả thành viên.

- Có thể xây dựng một quy chế nghiêm túc, được viết thành văn

bản rõ ràng để điều tiết hành vi của từng thành viên trong gia đình
có tham gia vào công việc kinh doanh của công ty.

- Đánh giá kết quả, thành tích làm việc của từng thành viên trong

gia đình là điều cần thiết.

- Công khai việc phân chia quyền sở hữu, thẩm quyền quyết

định trong kinh doanh với sự đồng ý của đa số các thành viên trong
gia đình.

Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và công ty gia

đình cho thấy có những vấn đề nổi cộm như có mâu thuẫn giữa
CEO và Chủ tịch HĐQT, việc tách biệt vai trò quản trị và điều hành
không rõ ràng, dẫn đến xảy ra xung đột trong quản trị và điều hành
doanh nghiệp hay khi CEO thế hệ đầu (Founder) muốn rút lui,
thường có tranh chấp quyền lực và người kế vị.Giải pháp đề xuất
cho những vấn đề trên là xây dựng và ban hành Quy chế quản trị
công ty với việc xác định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của CEO và
HĐQT; đồng thời tăng cường thành viên HĐQT độc lập như những
người trung gian để dung hòa các mâu thuẫn.

3. Quản trị công ty đại chúng

Quản trị công ty đặc biệt quan trọng đối với các công ty đại

chúng. Theo Điều 25 Luật Chứng khoán năm 2006 của Việt nam,
công ty đại chúng là công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.