thiếu hay không chính xác. Những vi phạm trên trên đặt ra dấu hỏi
về hiểu biết pháp luật của lãnh đạo công ty đại chúng cũng như ý
thức tuân thủ pháp luật của họ. Đồng thời cũng phải thấy rằng
pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty đại chúng vẫn chưa thực
sự hoàn thiện ví dụ như mức phạt đối với vi phạm theo quy định hiện
hành chưa đủ sức răn đe, chưa có quy định cụ thể về quản trị công ty
đại chúng.
4. Quản trị tập đoàn kinh tế
Ngày 8/8/2005, tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên ở Việt Nam
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt đề án thành lập
và từ đó đến nay đã có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước được thí điểm
thành lập. Việc thí điểm hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước
hướng đến mục tiêu xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, có
tầm cỡ khu vực, làm nòng cốt để Việt Nam chủ động và thực hiện có
hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh các tập đoàn kinh tế
nhà nước, ở Việt Nam đã hình thành một số tập đoàn kinh tế tư
nhân như Đồng Tâm, FPT, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Kinh
Đô... Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau
ở
các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược
trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông. Một khung pháp lý cho
sự hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nói chung và cho
tập đoàn kinh tế Nhà nước nói riêng đang là nhu cầu cấp bách.
Chương VII Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2005 quy định về
nhóm công ty như tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu
dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ
kinh doanh khác. Điều 149 LDN quy định: “Tập đoàn kinh tế là
nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu
chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Nghị định
139/2007/NĐ-CP hướng dẫn bổ sung: “Tập đoàn kinh tế bao gồm
nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên