cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua
lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh
doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp
trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con”.
Vấn đề đầu tiên đặt ra là liệu có nên quy định riêng về tập
đoàn kinh tế nhà nước? Như chúng ta đã biết, chậm nhất trong
thời hạn bốn năm kể từ ngày LDN có hiệu lực (tức là đến ngày
1/7/2010) các công ty nhà nước phải chuyển đổi thành công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Theo tinh thần cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam, tập đoàn kinh tế với các doanh nghiệp do nhà
nước sở hữu nắm quyền kiểm soát sẽ không được hưởng đặc quyền
hay độc quyền mà cũng phải hoạt động theo tiêu chí thương mại để
đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng. Như vậy, nên xây dựng
Nghị định về tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh
tế như Nghị định hướng dẫn thi hành LDN, trong đó có những quy
định chung, quy định cụ thể về tập đoàn kinh tế và có quy định
riêng về tập đoàn kinh tế nhà nước. Nghị định 139/2007/NĐ-CP
cũng đã hướng dẫn chung: Công ty mẹ, công ty con và các công ty
khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ
chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh
nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và
Điều lệ công ty. Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính
hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính của tập đoàn kinh tế, của
nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế. Bộ Công
thương hướng dẫn việc giám sát các tập đoàn kinh tế, nhóm công ty
mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế thực hiện các quy định về
hạn chế cạnh tranh, chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường
hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.