CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 193

Dự thảo cũng đã đưa ra tiêu chí đặt tên cho “Tập đoàn”. Theo đó,

doanh nghiệp được sử dụng cụm từ "tập đoàn" để cấu thành tên
doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện: là công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc công ty cổ phần; có vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở
lên và sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ít nhất 5 công ty khác; và
được Thủ tướng Chính phủ cho phép .

Trên thế giới, tập đoàn kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ

tư bản trong nền kinh tế thị trường và có hai cách thức chính để
hình thành các tập đoàn. Cách thứ nhất là các công ty đang tồn tại
và hoạt động kết hợp lại với nhau thành tập đoàn khi những người sở
hữu từng công ty bán phần vốn góp hay cổ phần cho một công ty
mới thành lập để công ty này có thể quyết định các vấn đề quan
trọng trong các công ty thành viên tập đoàn. Cách thứ hai là một công
ty khi phát triển lớn mạnh lên đầu tư thành lập hay mua phần vốn
góp hay cổ phần kiểm soát các công ty con.

Việt Nam, các tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập trên

cơ sở quyết định hành chính chấp thuận phương án thí điểm,
thường là độc quyền, được ưu đãi và có khả năng lũng đoạn thị
trường rất lớn, bởi vậy cần có sự kiểm soát thích đáng. Quyền và
trách nhiệm giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước được trao cho rất
nhiều Bộ, ngành khác nhau cùng thực hiện: Bộ Kế hoạch - Đầu tư,
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ quản lý với ngành nghề kinh doanh
chính, cơ quan hoặc tổ chức do Chính phủ thành lập có chức năng
chuyên trách thực hiện quyền sở hữu nhà nước với các tập đoàn kinh
tế nhà nước, các tổng công ty lớn. Có thể thấy quy định như vậy sẽ
rất dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo trong việc quản lý về chức
năng giữa các bộ - ngành với doanh nghiệp, doanh nghiệp gặp khó
khăn trong hoạt động, đặc biệt trong trường hợp không có sự nhất
quán giữa các bộ, ngành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.