CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 194

Theo chúng tôi, hoạt động của các tập đoàn kinh tế Việt Nam gặp

vấn đề không chỉ ở chỗ thiếu khung pháp lý điều chỉnh mà còn ở
cả công tác quản trị tập đoàn, quản trị từng công ty trong tập đoàn.
Trên thực tế, các tập đoàn kinh tế đang gặp phải những khó khăn
trong xác định mối quan hệ và liên kết giữa các doanh nghiệp trong
tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
(thành phần, quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận
quản lý trong bộ máy quản lý tập đoàn)... Chưa tìm được cách thức
giải quyết được vấn đề quản trị, quen với việc được hướng dẫn cả ở
những vấn đề mang tính chất nội bộ như quản trị tập đoàn, doanh
nghiệp tin rằng khung pháp lý chính là nguyên do và giải pháp.

Sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới trong thời

gian gần đây cho thấy mặt trái của tập đoàn là khi bành trướng
rộng vào nhiều ngành nghề khác nhau, quản lý ở cấp cao của tập
đoàn mất dần khả năng nắm bắt chuyên ngành sâu, tập đoàn dễ
mất phương hướng, không còn mục tiêu rõ ràng và dễ mất khả
năng cạnh tranh và khi một phần sụp đổ, nó có thể kéo theo sự sụp
đổ của cả tập đoàn. Ở Việt Nam đã có những báo động về chuyện các
tập đoàn kinh tế đua nhau đầu tư vào tài chính, ngân hàng, bất
động sản...Tập đoàn kinh tế không nhất thiết phải phát triển đa
ngành, mà cần chuyên sâu vào ngành mũi nhọn. Bởi vì khi nguồn
lực còn hạn chế, tập đoàn đầu tư dàn trải sẽ không đủ lực đầu tư
phát triển ngành chủ lực. Tuy nhiên, để tác động vào hướng hoạt động
kinh doanh của tập đoàn kinh tế, tác động của khung pháp lý không
đủ mà rõ ràng cần phải có cơ chế điều chỉnh khác, bắt nguồn từ
những chủ trương chính sách lớn của Nhà nước về vấn đề này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.