là sự hiểu biết về doanh nghiệp và thị trường của vị Chủ tịch HĐQT
khá sâu sắc, gần như không có khoảng cách với CEO trong hiểu rõ
năng lực của tổ chức cũng như thị trường bên ngoài, nên bất đồng
về chiến lược và khả năng thực thi ít xảy ra. Mâu thuẫn chiến lược
và thực thi chiến lược thường nổi lên ở công ty/tập đoàn mà CEO
hoặc Chủ tịch HĐQT là người bên ngoài vào. Ưu điểm của việc sử
dụng người từ bên ngoài vào là những nhân tố mới mà CEO/Chủ tịch
HĐQT mang vào doanh nghiệp từ kinh nghiệm/kiến thức bên ngoài,
nhưng nhược điểm là khả năng am hiểu về doanh nghiệp và nội tình
bên trong doanh nghiệp.
Nếu thiếu sự tham gia của CEO trong việc xây dựng chiến lược
thì tính khả thi của chiến lược sẽ rất hạn chế. Quá trình xây dựng
và thực hiện chiến lược không thể tách rời. Ngay cả khi chiến lược
đã được HĐQT thông qua rồi vẫn có thể bị thay đổi bởi những tác
động/thay đổi bên ngoài mà trong quá trình xây dựng chiến lược,
HĐQT đã không/chưa cân nhắc hết. Mặt khác trong khi thực hiện
chiến lược, CEO có thể nhận thấy những nhân tố/cơ hội mới xuất
hiện mà nếu chỉ “ngoan ngoãn” thực hiện chiến lược đã được
HĐQT phê duyệt thì sẽ bỏ qua. Chiến lược là “động” chứ không phải
quá trình nối tiếp: xây dựng, triển khai, đo lường, như quan niệm
truyền thống. Quản trị chiến lược hiện đại vì thế đòi hỏi vai trò
rất lớn của CEO, nhằm có thể tích hợp tính “động” và tính “khả thi
thực hiện”. HĐQT hiển nhiên vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng
trong công tác định hướng, phản biện và giám sát và chịu trách nhiệm
trước các cổ đông, tuy nhiên cần phải có sự sát cánh của CEO.
Việc chủ động tham gia xây dựng chiến lược còn giúp CEO có thể
thực hiện sứ mệnh dung hòa các nhóm lợi ích. Khi CEO chủ động
tham gia xây dựng chiến lược, việc hoạch định phát triển nghề
nghiệp và phát huy năng lực của nhân viên sẽ được CEO cân nhắc và
tích hợp vào chiến lược chung của công ty. Quyền lợi và khen