thưởng cũng được CEO chủ động đề xuất và kiến nghị lên HĐQT
và như vậy tâm tư và nguyện vọng của nhóm hữu quan này mới được
đảm bảo. Hơn ai hết, CEO là người sát cánh cùng các Giám đốc và
đội ngũ nhân viên trong công việc hàng ngày, trải nghiệm và cùng họ
trăn trở với những khó khăn và thành công của công ty. Việc xây dựng
chiến lược do đó sẽ rất khó khả thi nếu không có sự tham gia của
CEO. Chẳng hạn như chiến lược cắt giảm chi phí nhân sự trong thời
kinh tế khủng hoảng, sẽ không thể dựa vào những con số ”khô
khốc” như giảm bao nhiêu % nhân sự trong năm do HĐQT ép
xuống. CEO chính là người nên đề xuất danh sách những nhân
viên kém hiệu quả và cùng HĐQT thống nhất con số sau cùng.
Cũng tương tự trong việc kết nối chiến lược công ty với cộng
đồng, CEO chính là người am hiểu những đòi hỏi từ cộng đồng và
môi trường kinh doanh trong công việc hàng ngày, từ đó chủ động
đề xuất ngân sách và tích hợp những yêu cầu này vào chiến lược
để HĐQT thông qua. Ở góc độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng, là
người tiếp xúc và am hiểu nhu cầu khách hàng hơn tất cả các
thành viên HĐQT, CEO sẽ phải chủ động tích hợp các hoạt
động/ngân sách marketing vào chiến lược chung của công ty để sao
cho vẫn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lợi nhuận/quyền
lợi cổ đông. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, HĐQT
có thể chủ trương cắt giảm ngân sách marketing và giảm thiểu
những chi phí sản phẩm, nhưng hơn ai hết CEO là người hiểu được
những tác động cắt giảm này sẽ ảnh hưởng đến việc thỏa mãn
khách hàng như thế nào? Tác động đến quan hệ khách hàng trong
ngắn hạn và dài hạn ra sao? Vì thế chính CEO phải rất chủ động
đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm dung hòa những yêu cầu
mâu thuẫn của hai nhóm lợi ích này. Hơn ai hết, kết nối toàn bộ tổ
chức với HĐQT thông qua việc họach định chiến lược công ty là vai
trò mà CEO phải đảm nhiệm.
[CÂU HỎI THỰC TIỄN