không quá 5 năm. CEO có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ
không hạn chế.
Dù được bầu hay được thuê, CEO điều hành doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp, quyết định của Đại
hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), nghị quyết của HĐQT và hợp đồng
đã ký kết với doanh nghiệp.
Trong cơ cấu quản lý điều hành doanh nghiệp, cần phải xác
định cụ thể vị trí của CEO với vai trò, trách nhiệm cụ thể. Bản thân
CEO cũng cần xác định chỗ đứng của mình và nhận thức rõ về trách
nhiệm, quyền lợi khi ở chức vụ đó.
Nếu một cá nhân vừa là thành viên HĐQT vừa là CEO thì trong
hoạt động của mình, cá nhân này cần xác định rõ khi nào hoạt động
với vai trò là thành viên HĐQT, khi nào với vai trò là CEO. HĐQT là
“khối óc điều khiển của doanh nghiệp”, còn CEO là “cánh tay của
doanh nghiệp”.
Bên cạnh tiêu chuẩn của CEO theo luật định, chúng ta thấy CEO
cần đáp ứng những tiêu chuẩn mà công ty đặt ra, đặc biệt là tiêu
chuẩn về phẩm chất lãnh đạo. Điều hành và dẫn dắt công ty vượt
qua khủng hoảng, liên tục đổi mới, gia tăng hiệu suất hoạt động hoặc
chỉ đạo thiết kế những sản phẩm/dịch vụ mới…nhằm gia tăng giá
trị cho khách hàng, cổ đông và cộng đồng là vai trò luôn được kỳ
vọng ở CEO. Câu chuyện của Steve Jobs gắn liền với các sản phẩm
mới của Apple, Jack Welch và kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời ở General
Electric, Angel G. Lafley trong dẫn dắt đổi mới/sáng tạo tại Procter
& Gambles là những hình ảnh CEO tiêu biểu cho vai trò lãnh đạo dẫn
dắt công ty. Điểm chung ở những vị lãnh đạo này là tầm nhìn rộng
và có thể nhìn vấn đề với nhiều góc độ khác nhau từ đó luôn có
giải pháp vượt qua trở ngại mà nhân viên và đội ngũ Giám
đốc/Trưởng phòng chức năng không nhìn thấy hoặc không tìm