CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 33

nhiên khi họ than phiền rằng tuy không được chủ động
đưa ra quyết định về chiến lược thương hiệu công ty
nhưng họ thường xuyên bị chỉ trích và bị quy trách nhiệm về
kết quả của thương hiệu. Một Giám đốc mạnh dạn chia sẻ
bức xúc của mình rằng chị hết sức đam mê và mong
muốn ứng dụng những kiến thức và kinh nghiệm đúc kết
từ quá trình làm việc để xây dựng hình ảnh công ty. Tuy
nhiên các đề xuất và kế hoạch của chị hoặc không được
CEO ủng hộ hoặc không thể triển khai. Chị hết sức thất
vọng khi bỏ công nghiên cứu và thiết kế một chương trình
xây dựng thương hiệu nội bộ nhưng đã gặp phải sự đón nhận
hờ hững từ Giám đốc nhân sự và các Trưởng phòng. Chị
cầu cứu CEO và ông ủng hộ chị bằng chỉ đạo các phòng ban
thực hiện mà không hề điều phối dẫn dắt quá trình.
Trong buổi họp đánh giá kết quả, Giám đốc thương hiệu đã
dũng cảm phát biểu chia tay công ty với thông điệp để lại
rằng: “Nếu tôi nghỉ việc rồi, thương hiệu thất bại thì xem
ai sẽ đứng ra nhận trách nhiệm?”. Chúng ta biết rõ rằng
người chịu trách nhiệm sau cùng về thương hiệu công ty
trước khách hàng và cổ đông, không ai khác chính là CEO.
Các Giám đốc chức năng dù có được phân quyền đến đâu
đi chăng nữa cũng không thể đóng vai trò dẫn dắt các hoạt
động trong chuỗi giá trị mà doanh nghiệp tạo ra, trừ khi được
phân quyền là điều hành tối cao - CEO!

Cũng tương tự như vậy đối với tất cả các chức năng khác
trong doanh nghiệp: sản xuất, dự án, nhân sự, kinh doanh,
tài chính…nếu giá trị doanh nghiệp bị tổn hại từ bất cứ bộ
phận nào thì CEO vẫn luôn là người chịu trách nhiệm đầu
tiên trước HĐQT và các cổ đông.

2.4.2 Vai trò kết nối chiến lược với HĐQT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.