CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 32

ngày diễn ra giữa các phòng ban và nếu không được giải quyết
nhanh chóng và kịp thời sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, giảm hiệu
suất hoạt động của công ty. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam cho
thấy nhiều ở nhiều doanh nghiệp, thậm chí CEO chưa ý thức được
vai trò điều phối của mình và hiệu quả điều phối của CEO rất
thấp. Có nhiều ý kiến cho rằng do nguồn nhân lực cao cấp của
các doanh nghiệp Việt bị hạn chế nên CEO đôi khi phải phụ thuộc
vào các Giám đốc/Trưởng phòng chức năng và do đó khó thực thi
chức năng điều phối. Cũng có ý kiến cho rằng có hiện tượng này
là do Việt Nam thiếu những CEO năng lực với khả năng lãnh đạo
cao, CEO Việt Nam hay nể nang, hay ngại những “công thần”. Rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam phát triển từ nền kinh tế gia đình đi
lên, người chủ doanh nghiệp thường có một vài nhân viên kề vai sát
cánh từ những ngày đầu khởi nghiệp. Các “công thần” này sau đó
trở thành những Giám đốc/Trưởng phòng báo cáo trực tiếp cho
CEO (cũng chính là chủ doanh nghiệp). Do những đóng góp trong
quá trình gây dựng doanh nghiệp, những Giám đốc/Trưởng phòng
này thường rất “quyền lực” so với các giám đốc mới tuyển dụng
sau này và cũng thường ỷ lại hơn. Do đó khi CEO điều phối các
cấp trực thuộc thường hay phải kiêng nể và thiên vị những “công
thần” và việc điều phối các hoạt động trong công ty thường kém
hiệu quả. Mặt khác, với đặc trưng của văn hóa Á Đông “dĩ hòa vi quí”
nên các CEO thường hay sợ mất lòng với các giám đốc trực thuộc và
không giải quyết dứt điểm những bất đồng giữa các phòng ban.

GHI CHÚ THỰC TIỄN

Mọi thất bại hay thành công của doanh nghiệp có thể
nhiều yếu tố tác động, cả bên trong lẫn bên ngoài. Khi nói
về các yếu tố tác động bên trong, người cần nhắc đến
đầu tiên phải là CEO nếu CEO đóng “trọn vai”. Trong một
buổi seminar gồm các Giám đốc thương hiệu, tôi khá ngạc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.